.
.

Tây Tạng: Phát Hiện Dấu Vết Nghệ Thuật Phật Giáo Cổ 1.200 Năm


Những phát hiện mới đây về các mảng tạc khắc ở đông Tây Tạng có thể sẽ đưa đến những khám phá về nghệ thuật Phật giáo và lịch sử địa phương từ 1.200 năm trước.


April-18-B03-H01

(Ảnh minh họa)

Theo viện nghiên cứu bảo vệ hiện vật văn hóa khu vực, những phát hiện có niên đại ở thời vương quốc Tubo Tây Tạng được tìm ra ở thị trấn Acur, huyện Chagyab, thành phố Qamdo.

Đây là những mảng tạc khắc miêu tả Đức Phật được phát hiện đầu tiên do các công nhân xây dựng trong quá trình khoan đào đá ở một thung lũng. Các hình thù tạc khắc trên vách đá dài tổng cộng 10m.

Các chuyên gia cho rằng những hình tạc khắc này được thực hiện ở thế kỉ thứ 9, dựa vào phong cách của chúng.

Các nhà nghiên cứu cho biết, các phát hiện kể trên nằm ở điểm giao giao thông vận chuyển giữa miền nam và miền bắc. Các khám phá này không chỉ đóng góp cho công cuộc nghiên cứu nghệ thuật và văn hóa mà còn hỗ trợ cho nghiên cứu giao thương cổ đại.

Công trình xây dựng tại địa điểm phát hiện di tích cổ đã được tạm dừng và các hiện vật đang được cơ quan chức trách bảo vệ.

Dân Nguyễn (Dịch từ China.org.cn)