Hàng trăm nhà sư và nhà hoạt động Phật giáo đã tập trung trên đường phố Colombo hôm thứ Sáu tuần qua (9-3) để phản đối bạo lực cộng đồng giữa các Phật tử và người thiểu số Hồi giáo ở Sri Lanka, dẫn tới ít nhất 2 người tử vong và buộc chính phủ tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia vào tuần trước, lần đầu tiên biện pháp này được sử dụng trong 7 năm.
Các nhà Sư biểu tình ôn hòa phản đối sự xung đột bạo động tôn giáo ở Sri Lanka
Đại diện của Mặt trận Tỳ-kheo Quốc gia nói rằng cuộc biểu tình im lặng ở Colombo là một cuộc biểu tình chống lại bạo lực có nguy cơ tái mở những vết rạn nứt trong xã hội Sri Lanka. “Các cuộc đụng độ cộng đồng đang hủy hoại sự thống nhất quốc gia”, các nhà sư nói. “Chúng ta phải ngăn cản xu hướng này”.
Các nhà sư phản đối đã tham gia cùng với các nhà hoạt động bao gồm các nhà khoa học, nghệ nhân và các đại diện của các tổ chức xã hội dân sự, các nhóm Hồi giáo.
Anura Dissanayaka, lãnh đạo của Janatha Vimukthi Peramuna (JVP, Mặt Trận Giải phóng Nhân dân) nói: “Những gì phát nổ ở Kandy không phải là một sự cố độc lập và cũng không xảy ra tự phát. Chủ nghĩa tôn giáo và chủng tộc đang nổi lên trong cả nước bởi các đảng phái có liên hệ khác nhau”.
Dissanayaka nói: “Một số phong trào chính trị, thay vì tìm kiếm giải pháp, đang có xu hướng truyền bá chủ nghĩa cộng đồng trong cộng đồng của họ. Chính trị đã phân chia con người vào các trại. Vì vậy, chủ nghĩa tôn giáo và chủng tộc đã nổi lên ở nước ta phải bị đánh bại”.
Các nhà lãnh đạo Phật giáo ôn hòa cũng đã tố cáo công khai các bài diễn văn bạo lực và phương tiện truyền thông xã hội đã lưu hành với hình ảnh các nhà sư Phật giáo đến thăm đền thờ Hồi giáo trong các buổi cầu nguyện hôm thứ Sáu trong cử chỉ đoàn kết.
“Chúng ta phải cùng nhau hành động”, một nhà sư trong một cuộc viếng thăm nhà thờ Hồi giáo ở Colombo nói. “Rất ít người nghĩ theo cách nguy hiểm như vậy”, sư nói về những người nổi loạn.
Cảnh sát nói rằng họ đã bắt giữ những kẻ tình nghi là những kẻ nổi loạn bao gồm thủ lĩnh của họ, một người đàn ông Sinhala được xác định là Amith Weerasinghe, được mô tả là một nhà hoạt động chống Hồi giáo nổi tiếng.
Trong khi đó, các khu phố Hồi giáo ở Kandy bị ảnh hưởng bởi bạo lực đã được báo cáo là bình thường trở lại vào hôm thứ Sáu, với các cửa hàng và doanh nghiệp mở cửa trở lại.
Hôm thứ Bảy, Tổng thống Sri Lanka, Maithripala Sirisena đã bổ nhiệm một ủy ban gồm 3 thành viên các thẩm phán về hưu để điều tra vụ tấn công, và thông báo nâng lệnh giới nghiêm lên. Nhân viên quân sự tiếp tục tuần tra các con phố trong lúc lo ngại về bạo lực.
Theo điều tra dân số toàn quốc năm 2011, Phật giáo Nguyên Thủy chiếm đa số ở Sri Lanka, chiếm 70,2% dân số. Người Hindu chiếm 12,6%, Hồi giáo là 9,7% và Kitô giáo là 7,4%.
Các cuộc đụng độ đã làm dấy lên mối lo sợ về sự mất ổn định mới ở đảo quốc Nam Á, nước này vẫn phục hồi từ gần 30 năm nội chiến.