Cung điện Potala uy nghiêm như một tác phẩm nghệ thuật ở thủ đô Lhasa của Tây Tạng. Nằm ở độ cao hơn 3.600 m so với mực nước biển, Potala là cung điện cao nhất trên thế giới và đây cũng là một trung tâm quan trọng đối với tâm linh Phật giáo.
Potala chỉ một ngọn núi linh thiêng đối với Phật giáo ở Ấn Độ và trải qua nhiều thế kỉ cái tên song trùng này đã nằm sâu trong tâm khảm cộng đồng Phật tử Tây Tạng.
Nhiều trong số các tổ hợp của cung điện hiện nay có niên đại vào thế kỉ mười bảy. Nhưng kiến trúc sớm nhất được xây dựng cách đây một nghìn năm hoặc sớm hơn nữa, trong sứ mệnh của một vị vua Tây Tạng, để vinh danh cuộc hôn nhân của ông với một công chúa Trung Hoa. Cung điện này trở thành nơi cư ngụ của các Đạt Lai Lạt Ma – những lãnh tụ tự viện của Phật giáo Tây Tạng.
Cung điện này là Di sản Thế giới của UNESCO, gần với Chùa Jokhang – ngôi chùa được xem là linh thiêng nhất Tây Tạng – và Norbulingka, đã từng là nơi lưu trú mùa hè của các Đạt Lai Lạt Ma.
Đạt Lai Lạt Ma hiện nay đã đến Tây Tạng vào năm 1959 sau những biến động ở Trung Quốc đại lục và khu vực cung điện này đã trở thành một bảo tàng. Nhưng Cung điện Potala vẫn là một điểm hành hương Phật giáo quan trọng. Rất nhiều người đã đi bộ đến đây qua những hành trình dài vô tận để bày tỏ lòng kính trọng của họ. Potala được chia thành Hồng điện – nơi được sử dụng cho các mục đích tôn giáo – và Bạch điện như một cơ quan quản lý.
Du khách đến Potala phải đi theo nhóm, theo tour và phải được cho phép một cách đặc biệt. Một khi đã vào được Potala, bạn sẽ đi qua những căn phòng được thắp sáng bởi đèn bơ và qua các khu vực công cộng được các nhà sư trông nom. Ngoài ra, Cung điện Potala có rất nhiều các kiến trúc lịch sử, di sản văn hóa này sở hữu một bộ sưu tập khổng lồ kinh điển và tác phẩm hội họa.
Trải qua nhiều thăng trầm của thời gian và lịch sử nhưng Potala vẫn là một điểm sáng trong văn hóa và Phật giáo Tây Tạng.
Dân Nguyễn (Dịch từ National Geographic)