.
.

Khai quật và phát hiện thêm phế tích Phật giáo tại Ấn Độ


Các phát hiện kiến trúc tại làng Jharhiamba thuộc quận Angul, bang Odisha cho thấy một tu viện Phật giáo phát triển mạnh trong triều đại Shunga (185-173 năm trước kỷ nguyên Tây lịch), Đế quốc Kushan (vào khoảng thế kỷ thứ 1–3), là một cường quốc cổ đại tại Trung Á, điều hành vào khoảng thời gian 150 năm trước kỷ nguyên Tây lịch.


Bệ đá, Jharhiamba, Ấn Độ (Khảo sát Khảo cổ học của Ấn Độ)

Các cuộc khai quật gần đây đã khai quật một tu viện Phật giáo ở bang Odisha, miền đông Ấn Độ. Các phát hiện kiến trúc tại làng Jharhiamba thuộc quận Angul, bang Odisha cho thấy một tu viện Phật giáo phát triển mạnh trong triều đại Shunga (185-173 trước kỷ nguyên tây lịch), Đế quốc Kushan (vào khoảng thế kỷ thứ 1–3), là một cường quốc cổ đại tại Trung Á, điều hành vùng khoảng thời gian 150 năm trước kỷ nguyên Tây lịch. Mặc dù sự hiện diện của Phật giáo được biết đến nhiều, nhà khảo cổ học cho biết, điều này rất quan trọng vì đây là tu viện Phật giáo duy nhất ở bang Odisha, nơi họ tìm thấy bằng chứng của chư ni đang tu học tại ngôi tu viện này.

Một tấm đồng đã được phục hồi từ các nhà khảo cổ người Anh vào thế kỷ 19, khoảng 6 dặm từ chỗ đã khai quật, mang một phần ghi chép về chư tăng, ni, nam nữ cư sĩ đã từng tu học tại đây.

Ông Dibishada B. Garnayak, nhà khảo cổ học của chi nhánh Bhubaneswar của Khảo cổ học Ấn Độ nói: “Chúng tôi tin rằng khoảng 200 người sống trong tu viện, nằm rải rác trong một khu vực rộng khoảng một nửa dặm vuông. Chúng tôi đã tìm thấy mảnh vỡ của gạch đúc, tác phẩm điêu khắc, bảo tháp, và một trụ cột đá sa thạch”.

Tuy nhiên, ông Dibishada B. Garnayak cũng lưu ý rằng phần lớn khu vực này đã bị hư hỏng do sự lấn chiếm của cư dân địa phương, cùng với sự thiếu quan tâm đến việc bảo tồn di sản này.

Vân Tuyền