.
.

Đạt Lai Lạt Ma: Tôn Giáo Là Vấn Đề Cá Nhân, Không Nên Kích Động Người Khác


Trong bối cảnh của các vụ đụng độ mới đây giữa hai cộng đồng ở Bhima Koregaon (bang Maharashtra, Ấn Độ), Đạt Lai Lạt Ma đã khuyên con người thuộc mọi cộng đồng không nên sử dụng tôn giáo để kích động con người. “Tôn giáo là một vấn đề cá nhân, người ta không nên dùng tôn giáo để kích động bất cứ nhóm người nào”, Đạt Lai Lạt Ma phát biểu hôm thứ tư tuần trước, ngày 10/01/2017.

Jan-18-B21-H01

Đạt Lai Lạt Ma ở Bodhgaya (Ấn Độ). (Nguồn: PTI)

Lãnh đạo tâm linh Tây Tạng đã có mặt ở Pune (bang Maharashtra) hôm 10/01/2017 và có bài phát biểu tại Hội nghị Giáo viên Quốc gia lần thứ hai do Đại học Hòa bình Thế giới MIT tổ chức.

Khi trả lời báo giới bên lề hội nghị, người từng giành giải Nobel Hòa bình nhấn mạnh về tình trạng bạo lực gần đây ở bang Maharashtra và nói: “Tôn giáo là một vấn đề cá nhân. Ai theo tôn giáo nào là một vấn đề của sự lựa chọn cá nhân. Không nên sử dụng tôn giáo để kích động bất cứ nhóm người nào vì bất cứ mục đích gì. Cách làm của “Chúng tôi là Phật tử”, “Chúng tôi là tín đồ Hindu” hay “Chúng tôi là người Hồi giáo” là không tốt”.

Trước đó trong bài phát biểu của mình, Đạt Lai Lạt Ma đã ca ngợi xã hội Ấn Độ vì đảm bảo sự tồn tại của các tôn giáo tín ngưỡng khác nhau. “Đối với nền dân chủ lớn nhất trên thế giới thì Ấn Độ là một quốc gia non trẻ nhưng lại là một dân tộc phức tạp. Đất nước này có một sức khoan dung vô cùng lớn khi nó đảm bảo đức tin tín ngưỡng của nhiều tôn giáo khác nhau. Con người thuộc nhiều đức tin khác nhau phần lớn đến từ Trung Đông là tín đồ Thiên Chúa giáo hay Hồi giáo đều sống cùng nhau và thể hiện rằng khoan dung tôn giáo là hoàn toàn có thể”, Đạt Lai Lạt Ma phát biểu.

Phát biểu với giáo viên đến từ nhiều nơi trên khắp Ấn Độ cùng tập trung tại Hội nghị Giáo viên Quốc gia, Đạt Lai Lạt Ma bày tỏ sự thất vọng của mình đối với hệ thống giáo dục hiện nay. Ông nói: “Bản chất người cơ bản là thể hiện từ bi nhưng trong hệ thống giáo dục hiện nay lại cho thấy họ quan tâm đến việc giảng dạy các giá trị vật chất hơn là những giá trị nội tại”.

“Thế giới hiện nay đang phải đối mặt với những vấn đề cảm tính mà có thể giải quyết được thông qua giáo dục chứ khong phải bằng đức tin tôn giáo. Giảng dạy các nguyên lý đạo đức luân lý là cần thiết và chỉ có thể thực hiện được thông qua giáo dục chứ không phải tôn giáo”, Đạt Lai Lạt Ma nói.

Dân Nguyễn (Dịch từ DNA)