.
.

Trò chuyện với ‘người mẹ’ 9x có ‘đàn con’… hơn 100 đứa


 “Tôi chọn làm mẹ hơn một lễ cưi” – đó là khng định của bạn Trần Uyên Như (SN 1991), hiện là thành viên chủ chốt của một nhóm cứu hộ đặc biệt, đồng thời là mẹ của hơn 100 “đa con” cũng đặc biệt không kém. Vì sao một 9X lại có sự lựa chọn “can đm” như vy? Uyên Như chia sẻ với PV Giác Ngộ:

– Thật ra, nhóm của tôi được gọi là Nhóm cứu hộ chó mèo Sài Gòn Times. Nghe tên chắc mọi người cũng hình dung ra được công việc của nhóm. Chúng tôi có một trang web trên Facebook, với các thông tin liên lạc cần thiết, để khi ai đó phát hiện các bé chó mèo bị đi lạc, bị bỏ rơi, hay bị thương… có thể dễ dàng báo cho nhóm. Tùy từng trường hợp và tình trạng của các bé lúc ấy, chúng tôi sẽ trực tiếp đến ứng cứu, hoặc nhờ các bạn quen biết ở gần khu vực đó trông giúp các bé gặp nạn, cho tới khi nhóm đến.

anh bai trang Tre (1).jpg
Bạn Trần Uyên Như bên “các con” – Ảnh: T.Tr

* Vậy các bé chó mèo được cứu, sẽ đưc điều trị như thế nào? Sau đó đưc đưa v đâu?

– Khi được “kêu cứu”, các bé thường rơi vào trường hợp bị thương tích rất nặng, hầu hết, do quá trình bé phát bệnh nên chủ bỏ, khiến bệnh tình nặng hơn, một số là do tai nạn giao thông khi đi lạc… Trước đây, trường hợp nào nhóm cũng đưa các bé đến bác sĩ thú y để điều trị, chi phí tự hùn nhau trả. Sau này, số lượng các bé ngày càng tăng, đòi hỏi một chi phí không hề nhỏ, từ đó, tôi phải tìm tòi, nghiên cứu về bệnh thường gặp ở chó mèo, để có thể tự điều trị cho các bé bị bệnh nhẹ, dành tiền chữa cho các bé nặng hơn.

Các bé sau khi được cứu rồi, chúng tôi đưa về sống cùng luôn, bé nào hồi phục, hay lành lặn ngay từ đầu, tụi mình tìm chủ mới cho bé, không thì để vậy nuôi luôn. Bây giờ, mình là mẹ của 85 bé chó và 45 bé mèo, được chia ra nuôi ở hai cơ sở: Bình Chánh và Q.6 (TP.HCM).

* Với tình trạng đông “các con” như vậy, hẳn bạn gặp rất nhiều khó khăn về tài chính?

– Khó chứ! (cười). Mỗi ngày, trung bình tiêu tốn hết 2 – 3 triệu đồng, tiền ăn và thuốc cho tất cả tụi nhỏ, ở cả hai cơ sở. Hồi đó ngồi tính, thấy số tiền lên quá lớn, chúng tôi sợ luôn, sau này cũng một phần không có thời gian, nên không tổng kết nữa. Cứ vậy mà lo qua ngày cho mấy con thôi.

Thật ra tôi có một studio áo cưới nhỏ, hai thành viên còn lại cũng kiếm được một số công việc làm thêm, lấy đó làm thu nhập chính nuôi tụi nhỏ. Tháng nào “bí” quá, thì xin vay từ ba mẹ, người thân, hay kêu gọi các mạnh thường quân hỗ trợ, cũng đủ để lo cho các con.

Cái khó thực sự, tôi nghĩ không chỉ nằm ở tiền. Ban đầu, nhóm do một bạn khác thành lập, về sau, vì một số lý do, các bạn không tiếp tục tham gia được nữa, nên tính đến giờ nhóm chỉ còn 3 thành viên là tôi, anh Khánh và Thuận. Vì ít người, có khi bé gặp nạn ở xa quá, chúng tôi không cứu kịp, hay không đến được, người phát hiện, nhiều khi họ báo thôi chứ không giúp trông chừng, nên bé lại lạc mất, hay thậm chí chết mất, cảm giác trước điều đó, nó kinh khủng.

* Làm sao để nhóm mình vưt qua được những khó khăn này?

– Thiệt tình tôi cũng không biết làm sao nhóm vượt qua được nữa. Thôi thì cứ yêu thương mấy con trước đã, còn lại từ từ mình tính cách sau. Tôi tin, những gì xuất phát từ tình thương, dù quá trình gian nan thế nào, kết thúc cũng có hậu thôi.

Bạn thấy đó, mấy bé to có, nhỏ có, đủ giống loại, lại toàn chó mèo hoang, nhưng về đây, như cảm nhận được tình thương của chúng tôi, tụi nhỏ rất ngoan. Thậm chí, thấy người lạ mà còn vẫy đuôi mừng, không sủa ầm ĩ như chó bên ngoài, trừ khi có ai lại gần và với vẻ nguy hiểm (cười). Từng ngày chơi đùa, chăm sóc và thấy các con bình phục, đó là động lực cho nhóm, không còn nhìn thấy khó khăn nó ghê gớm quá nữa.

Thậm chí có những bé chết đi, hay mình buộc phải cho bé chết, do bệnh có tính lây lan, để bảo vệ cả bầy, buộc lòng hy sinh bé, rồi thì có người chỉ trích, mắng chửi, có người thưa kiện, nói mình nuôi chó bệnh… đủ hết, thời gian đó cũng khủng hoảng. Tuy nhiên, cũng chính nhờ mấy con, tụi nó biết mình stress hay sao đó, mà bệnh nhanh lành, giữ vệ sinh sạch sẽ… nhờ vậy mà tôi vượt qua. Đó, tình thương nó quan trọng như vậy, có khả năng chữa lành cho bất cứ vết thương nào mà cuộc sống này mang lại.

* Nghe đồn bạn dành tiền làm đám cưi để lo cho tụi nhỏ?

– Nếu được chọn, tôi sẽ chọn làm mẹ của những “đứa con” này hơn là một lễ cưới. Tất nhiên, con gái ai không muốn mình có một đám cưới thật lung linh, nhưng mà tôi nghĩ đó chỉ là cái thích cho hình thức bên ngoài và là sự xã giao cho các mối quan hệ, chứ không thực sự là điều kiện để tạo nên một tình cảm nào cả. Thực tế, dù không có lễ cưới, tôi và người yêu vẫn yêu thương, vẫn bên nhau 10 năm rồi. Yêu thương vốn đâu cần quy kết vào bất cứ hình thức nào. Quan trọng là mình làm những gì khiến mình thấy hạnh phúc và mang lại hạnh phúc cho đối tượng mà mình yêu thương là được.

May mắn cho tôi là có một người bạn đời có cùng suy nghĩ và tình thương cho các con giống mình, và cũng may mắn cho tụi nhỏ, chúng thiếu thốn tình cảm, giờ thì không chỉ có mẹ, mấy con còn có ba.

* Bạn có đề cập đến việc tìm chủ mới cho các bé đã lành lặn. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng bạn quá khắt khe khi đưa ra các tiêu chuẩn chọn “ba mẹ mới”?

 (Cười) Thật tình mà nói, các bé ở đây không có bé nào lành lặn, phải nói là xấu xí về ngoại hình, nhưng đẹp về tâm hồn, tụi nhỏ cũng chưa từng cắn ai bao giờ. Hầu hết mấy con đều khuyết tật, bị mù, câm, điếc, bại liệt, viêm da, teo cơ, thậm chí cụt chân, không có hậu môn, ung thư… Tuy đến nay, các bé đã được chữa trị, có bé đã lành, có bé đang trong giai đoạn hồi phục, nhưng nhìn chung vẫn là vẻ ngoài không thu hút.

Song, nếu có ai liên hệ muốn nhận nuôi, tôi đều yêu cầu họ làm một bản trắc nghiệm, mình sẽ đánh giá dựa trên đó, kèm theo là một số yêu cầu khác, như thông tin cá nhân, một tháng phải cho mình đến thăm bé một lần vào bất cứ thời điểm nào… qua hết thì tôi mới cho nhận nuôi. Và cho nuôi chứ không bán.

Bạn thử nghĩ mà xem, tụi nhỏ ở đây hầu hết đều là giống chó tốt, có cả Husky và Alaska, những loại rất đắt tiền. Qua đó có thể thấy, chúng vốn là chó có chủ, song do mắc bệnh (như Husky bị viêm da, ung thư; Alaska bị teo cơ hai chân sau), vì ngại chi phí điều trị, hay thiếu kiến thức về chó, nên họ bỏ chúng luôn, khiến bệnh càng nặng hơn. Có bé về đến trạm, mấy ngày đầu, đại tiện ra đủ loại rác, đất, sỏi… rất đáng thương.

anh bai trang Tre.jpg
Chó rất gần gũi với con người nên cũng rất tình cảm, chúng sẽ bị tổn thương nếu bị bỏ… – Ảnh: G.H

Loài nào cũng vậy, đặc biệt là chó, chúng giống người ở nhiều đặc điểm, khi bị bỏ rơi và đối xử tàn tệ, sẽ trở nên bất cần đời, phản ứng tiêu cực với ai đó đến gần. Vì vậy, hầu hết mấy bé buổi đầu đều rất hung hăng, sau đó lại chuyển qua tự kỷ, phải mất một thời gian rất dài, có lúc mình phải chấp nhận cho bé cắn để bé tin tưởng mình, rồi bé mới thoải mái, vui đùa, ăn uống và thương mình được.

Mất nhiều thời gian để một bé hồi phục cả về thể xác lẫn tinh thần như vậy, thử hỏi làm sao tôi dám tùy tiện cho người khác nuôi được. Các bé đều bị viêm da do quá trình lăn lóc ngoài đường, bạn phải chăm kỹ và giữ môi trường sống sạch cho bé, chứ không thể nuôi mà thả rông. Xét về mặt tình cảm, các bé đã bị tổn thương tâm lý do bị bỏ rồi, tôi nuôi rồi đưa qua chủ mới, lại như bỏ bé lần nữa, nếu chủ mới không yêu thương mà coi bé như vật giữ nhà, bé sẽ thành thế nào nữa. Nên tôi kỹ là vậy.

Có trường hợp lầm người, cho nuôi rồi phát hiện ra chủ không tốt, tôi phải đi xin về lại, năn nỉ có, hăm dọa có, thậm chí có khi phải trả tiền chuộc lại là chuyện thường.

* Như có bao gi nghĩ đến một ngày sẽ phải xa lìa các bé không?

– Có chứ, điều hiển nhiên mà, hoặc là mình buộc phải rời đi trước, hoặc là con đi trước mình thôi. Đó là điều không thể tránh khỏi và mình tin, dù có thế nào, thì người đi vẫn luôn mong người ở lại được hạnh phúc để tiếp tục cuộc sống của mình.

* Cảm ơn Như về cuộc trò chuyện với những chia sẻ của bạn.

Hiện nay, trên trang Fanpage của Trạm cứu hộ chó mèo Sài Gòn Times, bên cạnh việc kêu cứu, tìm hỗ trợ cho chó mèo gặp nạn, đi lạc, hay bị mất cắp…, người nuôi còn có thể liên hệ để nhờ tư vấn sức khỏe và cách chăm sóc tốt cho chó mèo hoàn toàn miễn phí. Qua đó, đội cứu hộ mong rằng mọi người dành nhiều tình thương hơn trong việc nuôi chó mèo, thay vì chỉ coi chúng như loài động vật giữ nhà, hay một loại thực phẩm thời thượng. Ngoài hiện kim, trạm cứu hộ còn nhận quyên góp hiện vật như: chuồng, lồng, sữa tắm, quần áo chó mèo, đồ chơi, vật dụng, thuốc, gạo, đồ hộp, giấy báo…

G.Hảo thực hiện

* Chắc chắn, ở đâu đó, bạn sẽ bắt gặp những con người cùng những câu chuyện lay động lòng mình? Hãy kể câu chuyện ấy với Giác Ngộ, chúng tôi sẽ làm cầu nối để nó đến với nhiều người. Bài vở hoan hỷ gửi về: [email protected]. Trân trọng đón chào!