.
.

Tiểu đường và những vấn đề mỗi người cần biết


Các nhà nghiên cứu ở Scandinavia vừa đề nghị chia tiểu đường ra làm 5 khu vực bệnh khác nhau.


Một người được coi là mắc tiểu đường khi mức đường huyết của người đó quá cao. Đây là loại bệnh ngày càng phổ biến. Tại Hoa Kỳ, có khoảng 30 triệu người mắc bệnh tiểu đường – theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC).

duonghuyet.jpg
Đường huyết quá cao chính là lúc bạn bị tiểu đường 

Tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2

Với tiểu đường tuýp 1, hầu hết xuất hiện từ thời thơ ấu, cơ thể không thể tạo ra insulin – một loại hormone giúp glucose đi vào tế bào. Tình trạng này xảy ra vì hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công vào tế bào trong tụy, nơi sản xuất ra insulin.

Với tiểu đường tuýp 2, cơ thể không thể tạo ra hay sử dung insulin một cách phù hợp. Bất ổn này bắt đầu bằng tình trạng kháng insulin, có nghĩa là tế bào không phản hồi với insulin thậm chí cơ thể vẫn đang tạo ra insulin. Tình trạng này thường xảy ra ở người trung niên hay cao tuổi hơn và được cho rằng có liên quan đến các yếu tố thói quen sống và béo phì.

Phân chia tiểu đường thành 5 khu vực bệnh

Nghiên cứu mới phát hành vào tháng 1 qua, trên tạp chí Tiểu đường và Nội tiết học Lancet cho rằng: Các bệnh nhân tiểu đường ở Thụy Điển và Phần Lan rơi vào 5 khu vực. 1 trong các khu vực tương tự như tiểu đường tuýp 1, trong khi 4 khu vực khác là các loại phụ của tiểu đường tuýp 2. 3 trong số 5 khu vực được xem là các dạng tiểu đường nghiêm trọng và 2 khu vực còn lại được xem là dạng bệnh nhẹ.

Bác sĩ Kathleen Wyne, chuyên gia nội tiết học thuộc Trung tâm Y khoa Wexner, Đại học Bang Ohio – người không tham gia nghiên cứu cho rằng sự phân chia này có thể rất hữu ích trong điều trị.

Sự phân chia các khu vực bệnh tiểu đường như sau:

1 – Tiểu đường khu vực 1

Được gọi là “tiểu đường tự miễn nghiêm trọng”. Dạng bệnh này tương tự như tiểu đường tuýp 1. Người trong khu vực bệnh này tương đối còn trẻ khi được chẩn đoán bệnh và không bị thừa cân. Họ mắc một bệnh tự miễn, ngăn cơ thể sản xuất insulin.

2 – Tiểu đường khu vực 2

Được gọi là “tiểu đường thiếu hụt insulin nghiêm trọng”. Dạng bệnh này tương tự như bệnh khu vực 1: phát hiện ở người trẻ và người bệnh không bị thừa cân. Họ cũng không thể sản xuất ra nhiều insulin nhưng hệ miễn dịch không phải là nguyên nhân gây ra bệnh. Đặc biệt, ở các bệnh nhân không có các “kháng thể tự miễn” chỉ định tiểu đường tuýp 1.

Các chuyên gia chưa rõ về tình trạng bệnh này nhưng người bệnh trong khu vực này thiếu hụt các tế bào sản xuất ra insulin.

3 – Tiểu đường khu vực 3

Được gọi là “tiểu đường kháng insulin nghiêm trọng”. Dạng bệnh này xảy ra ở người thừa cân và kháng insulin mức độ cao, có nghĩa là cơ thể họ đã sản xuất insulin nhưng các tế bào không phản hồi với insulin.

4 – Tiểu đường khu vực 4

Được gọi là “tiểu đường nhẹ có liên quan đến béo phì”. Dạnh bệnh này xảy ra ở người mắc bệnh nhẹ, không bị các vấn đề chuyển hóa như ở khu vực 3 và cũng có xu hướng béo phì.

5 – Tiểu đường khu vực 5

Được gọi là “tiểu đường nhẹ có liên quan đến tuổi tác”. Dạng này tương tự với khu vực 4 nhưng xảy ra ở người cao tuổi hơn, khi phát hiện bệnh. Đây là dạng tiểu đường phổ biến nhất, ảnh hưởng đến khoảng 40% số người tham gia nghiên cứu.

Người trong khu vực 3 có nguy cơ cao nhất với bệnh thận, một biến chứng của tiểu đường. Người thuộc khu vực bệnh 2 có nguy cơ cao nhất với bệnh võng mạc (retinopathy), một biến chứng khác của tiểu đường có thể gây mất thị lực.

Khu vực 2, 3 đều là dạng bệnh tiểu đường nghiêm trọng “đội mặt nạ” bên trong tiểu đường tuýp 2, cần có những điều trị tích cực để ngăn chặn các biến chứng có thể xảy ra.

Đức Hòa
(theo Live Science)