.
.

Nghệ nhân Trần Đức Lăng – Chắp cánh cho những giá trị truyền thống Việt bay xa


Những ngày cận tết, hành trình trở về Ninh Bình đã giúp chúng tôi khám phá những điều vô cùng ý nghĩa, vùng đất cổ nằm ở ngõ cực nam của tam giác châu thổ sông Hồng, có cố đô Hoa Lư từng là kinh đô của ba triều đại nhà Đinh, Tiền LêHậu Lý, chính nhờ thế Ninh Bình có rất nhiều di tích lịch sử văn hóa và đi cùng với đó là sản sinh ra những con người để bảo tồn và tôn tạo các nét đẹp văn hóa đó.

Ninh Bình – Cái nôi của nghệ thuật và văn hóa

Nghệ nhân Trần Đức Lăng, sinh ngày 15/8/1969 tại Như Hòa, Kim Sơn, Ninh Bình. Được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất ấy với rất nhiều các các công trình di tích và kiến trúc lịch sử nổi tiếng, cộng với sự ảnh hưởng từ gia đình, chính xác là từ người cha làm nghề chạm khắc và sản xuất các đồ gỗ thủ công mỹ nghệ, ngay từ nhỏ anh đã có niềm đam mê với nghề chạm khắc và kiến trúc. Nghệ nhân Trần Đức Lăng cho biết: “Ngay từ nhỏ, tôi rất có sự hứng thú với các nét hoa văn, chạm trổ ở các đình chùa trong địa phương. Từ sự đam mê tâm huyết với nghề thủ công mỹ nghệ, tôi luôn khao khát và mong muốn được góp phần công  sức của mình vào việc bảo tồn và phát triển kiến trúc truyền thống đậm nét văn hóa Việt”. Trải qua thời gian tôi luyện từ nhỏ thì chạm khắc, sáng tạo các tác phẩm mỹ nghệ, trưởng thành nghệ nhân Trần Đức Lăng đã vô cùng thành công trong công tác sáng tạo, tôn tạo, khôi phục đền chùa và các công trình di tích lớn trên cả nước. Ngoài ra, tính đến nay nghệ nhân đã dạy và đào tạo nghề cho hàng trăm nghệ nhân khác. Trong anh vốn kiến thức và sự am hiểu văn hóa từng vùng miền vững chắc đã giúp anh thổi hồn vào mỗi tác phẩm mà ở đó người ta thấy được hồn cốt và phong vị mang đậm dấu ấn vùng miền, quê hương, xứ sở và con người ở đó.

anh-1

Nghệ nhân Trần Đức Lăng

Các dòng sản phẩm chính của nghệ nhân Trần Đức Lăng tâm huyết thực hiện là kiến trúc đền, đình, chùa… từ gỗ mỹ nghệ mang ý nghĩa “tâm linh phật giáo”. Thông qua các tác phẩm, các đường nét chạm khắc nghệ nhân gửi gắm ý nghĩa sâu sắc về nội dung tâm linh rất riêng của từng tác phẩm. Mỗi một tác phẩm của nghệ nhân Lăng đều có một ý tưởng sâu sắc và một nội dung riêng, mang đến cho cái nhìn chân thực và gần gũi bởi những giá trị truyền thống ẩn chứa trong đó, đó là những gì lắng đọng trong mỗi công trình và sản phẩm anh tạo ra  những cảm nhận khác nhau nhưng đều có điểm chung là sự mới mẻ, sự sáng tạo trên nền nghệ thuật chạm khắc truyền thống. Đặc biệt phải kể đến là sự thành công trong công tác sáng tạo của nghệ nhân tại các đình chùa, hành trình thành công ấy là sự tâm huyết và nỗ lực với nghề, nói với chúng tôi “Những giá trị văn hóa truyền thống thông quá mái đình, mái chùa hiện hữu trên khắp mỗi làng quê, đâu đó có những làng quê các công trình đó sau bao biến động thời gian bị xuống cấp và hư hại rất nhiều, mình phục dựng lại nó, trong mỗi tác phẩm ấy cái khó nhất là thổi hồn vào nó, để mỗi ai nhìn thấy đều gợi lại nét hoài cổ và tinh thần mà lịch sử đã tồn tại, vừa giữ được sự trang nghiêm, thành kính tại nơi cửa Phật”

Có lẽ tâm huyết với nghề đã ăn sâu trong huyết quản, bởi mỗi công trình nghệ nhân Trần Đức Lăng thực hiện đều được sự đón nhận đặc biệt của xã hội, đặc biệt là các Qúy Thầy.

anh-2

Nghệ nhân Trần Đức Lăng được chủ tịch nước phong tăng danh hiệu nghệ nhân ưu tú

Người nghệ nhân của các công trình Phật giáo

Từ xưa tới nay, cha ông ta đã khẳng định nếu kiên trì khẳng định gắn bó với một nghề, hiểu được và yêu được nghề thì chắc chắn sẽ có được thành công với nghề. Và nghệ nhân Trần Đức Lăng chính là một tấm gương điển hình tiêu biểu như vậy. Năm 1990 nghệ nhân bắt đầu tham gia tu bổ và tôn tạo di tích nhà thờ đá Phát Diệm, là một di tích lịch sử mang cấp quốc gia bởi những giá trị giao thoa văn hóa vô cùng quan trọng mà nó mang lại, qua đôi bàn tay tài hoa khéo léo của người nghệ nhân, các chi tiết gỗ và hoa văn hư hỏng đã được phục chế, nhà thờ đá như được khoác lại diện mạo lúc mới có, vẫn giữ được sự trang nghiêm cổ kính. Cũng chính từ đây, tòa giám mục đã công nhận tài năng của nghệ nhân, danh tiếng của nghệ nhân Lăng được cả nước biết đến.

anh-3

Những công trình cổ kính trải dài trên đất nước Việt Nam

Tiếp nối thành công, nghệ nhân Lăng được Ban trị sự giáo hội phật giáo tỉnh Ninh Bình tin tưởng cho phép thi công chùa Phúc Trình, ngôi chùa là trung tâm của giáo hội phật giáo tỉnh Ninh Bình. Ngay sau đó, năm 2007, nghệ nhân lại được tiếp tục giao cho tham gia tạo dựng các hạng mục như: Dãy hành lang La Hán, cổng cố đô Hoa Lư, cổng chào Tràng An thuộc quần thể công trình Bái Đính, Tràng An, Ninh Bình. Nghệ nhân Lăng chia sẻ: Bản thân tôi rất say mê với các công trình đạo Phật. Phật giáo đem lại cho con người cảm giác thanh tịnh, yên bình, tránh xa mọi dung tục của xã hội. Đạo Phật luôn muốn hướng bản thân và con người vào cái thiện, tránh xa tham, sân, si. Theo thời gian, số lượng công trình có dấu ấn  của nghệ nhân trên khắp cả nước ngày càng nhiều như : công trình chùa Lam Sơn xã Quỳnh Yên huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An là công trình chùa gỗ lớn nhất Bắc Trung Bộ, tam quan chùa được tác giả thiết kế đặc biệt theo kiểu sen hội tụ, cổng cố đô Hoa Lư lịch sử, cổng chào Tràng An.

anh-4

Hành lặng La Hán chùa Bái Đính và nhà thờ đá Phát Diệm ( Ninh Bình)

Tu bổ và tôn tạo nhà thớ đá Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, ông tham gia tu bổ, tôn tạo, bảo tồn và phát triển các công trình ở các địa danh trên mọi miền đất nước như danh thắng cấp quốc gia chùa Hang, Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên do chính  nghệ nhân Trần Đức Lăng thực hiện xây dựng phần Tam Quan và nhà thờ tổ, trong chuyến công tác tại Thái Nguyên GS Hoàng Đạo Kính tổng thư ký hội kiến trúc Việt Nam đã đến thăm và đánh giá cao sự đóng góp công sức của nghệ nhân Trần Đức Lăng trong việc xây dựng công trình

anh-5

Công trình chùa Hang (Đồng Hỷ, Thái Nguyên ) khánh thành giai đoạn 1

Ngoài rất nhiều các công trình lớn trên mọi miền đất nước được  nghệ nhân Trần Đức Lăng thi công xây dựng rất nhiều các công trình khác như nhà thờ giáo xứ Hòa Lạc, xã Như Hòa, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, chùa Phi Đế xã Khánh An, huyện Yên Khánh tỉnh Ninh Bình, công trình đình làng Yên Định tỉnh Thanh Hoá, đền thờ Trần Nhật Duật tỉnh Thanh Hóa, chùa Pháp Lôi tỉnh Hưng Yên…

anh-6

Một số công trình khác như: Cổng chào Tràng An, Cổng cố đô Hoa Lư, Nhà thờ giáo xứ Hòa Lạc, Đền thờ Trần Nhật Duật

Nhất nghệ tinh – Nhất thân vinh

Với tình yêu tổ quốc vô bờ bến, cộng với tinh thần mong muốn giữ gìn tâm linh đạo Phật cho nhân dân không chỉ ở quê hương mà còn ở mọi miền tổ quốc, nghệ nhân Trần Đức Lăng thường xuyên lặn lội đi tu bổ nhiều công trình chùa ở đảo Trường Sa. Tại đây, nghệ nhân đã may mắn có cơ hội chụp ảnh chung với giáo sư sử học Dương Trung Quốc và tổng thư ký Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Vũ Trọng Kim. Với những đóng góp to lớn đó, ông đã vinh dự được bộ tư lệnh hải quân tặng danh hiệu “Chiến sĩ trường sa” năm 2010 do có công trong công tác xây dựng và tu bổ chùa trên đảo.

Chưa dừng lại ở đó, đầu năm 2016 vừa qua, nghệ nhân Trần Đức Lăng đã được mời tham gia triển lãm “Dấu ấn văn hóa kinh đô Huế và đồng bằng sông Hồng qua các sản phẩm thủ công truyền thống”, một phần của Festival Huế 2016. Với thành tích đóng góp đưa những công trình nghệ thuật thông qua giá trị văn hóa tâm linh ấy, nghệ nhân tiếp tục tạo dấu ấn xuất xắc với các công trình mình đã tôn tạo, tu bổ. Danh hiệu “Nghệ nhân thủ công mỹ nghệ” là giải thưởng đáng quý mà chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình dành tặng cho những đóng góp to lớn và sâu sắc của nghệ nhân. Nghệ nhân chia sẻ trong thời gian sau này muốn hướng tới danh hiệu Người tu bổ và tôn tạo nhiều công trình kiến trúc đình chùa nhất” và đó cũng chính là mong muốn cả đời của ông.

Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành điêu khắc gỗ mỹ nghệ, cùng với những năm tháng nghệ nhân Trần Đức Lăng đã đào tạo ra hàng ngàn nghệ nhân tạo điều kiện công ăn việc làm cho rất nhiều người, chúng tôi vẫn thường nói với anh là thứ nghề cao quý này làm lợi lạc cho chúng sinh nhiều lắm, bằng tâm huyết cháy trong mình quá nửa đời người, nghi dấu trên những công trình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nghệ nhân Trần Đức Lăng luôn tạo ra những tác phẩm nghệ thuật đa dạng, độc đáo, đặc sắc, với mong muốn đóng góp công sức nhỏ bé của mình vào việc giữ gìn bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của nghệ thuật điêu khắc Việt Nam. Mỗi công trình của anh hoàn thành là thêm một lần xã hội đón nhận thêm những giá trị văn hóa truyền thống bền vững và chắc chắn rằng những đóng góp của nghệ nhân sẽ ngày càng nhiều và sẽ được xã hội đón nhận hơn nữa.

Kính chúc nghệ nhân và gia đình rồi rào sức khỏe !

Mọi chi tiết xin quý vị liên hệ

Nghệ nhân Trần Đức Lăng

Xóm 4 – xã như Hòa – huyện Kim Sơn – Tỉnh Ninh Bình

ĐT : 0969200169

Kim Sơn