.
.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang dâng hương tưởng niệm các vua tiền triều tại cố đô Hoa Lư


Lễ hội truyền thống cố đô Hoa Lư được tổ chức hàng năm vào dịp giỗ Quốc Tổ 10/3 âm lịch,nhằm ôn lại lịch sử hào hùng và công lao to lớn của các bậc Tiên đế đã có công dựng nước và giữ nước,thể hiện đạo lý “Uóng nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam.


 
Dự lễ khai mạc có sự tham gia của HT Thích Thanh Đàm,Thành viên HĐCM TƯ GHPGVN, Chứng minh Đạo sư BTS GHPGVN tỉnh Ninh Bình; TT Thích Quảng Hà,Phó CT HĐTS TƯ GHPGVN,Phó TT BTS GHPGVN tỉnh Nam Định,đồng thời  có sự có mặt của Chủ tịch nước Trần Đại Quang; nguyên chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An; Uỷ viên Bộ Chính trị,Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và đại diện lãnh đạo các bộ,các ban ngành Trung ương,địa phương cùng chư Tôn đức Tăng ni,quý nam nữ Phật tử  xa gần cùng về dự lễ dâng hương cầu nguyện.
Phát biểu khai mạc lễ hội,Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình Đinh Văn Điền ôn lại lịch sử hào hung và công lao to lớn của triều đại nhà Đinh,Tiền Lê với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.Kinh đô Hoa Lư tồn tại 42 năm với 3 triều đại Đinh – Tiền Lê – Lý đã gắn liền với tên tuổi của 3 vị Hoàng Đế anh minh là: Vua Đinh Tiên Hoàng,Vua Lê Đại Hành,Vua Lý Thái Tổ. Cách đây 1048 năm trên mảnh đất Hoa Lư lịch sử,Đinh Bộ Lĩnh đã hoàn thành sứ mệnh dẹp loạn 12 sứ quân,thống nhất giang sơn,lập lên nước Đại Cồ Việt.


Chủ tịch nước đánh tiếng trống khai hội
Lễ hội cố đô Hoa Lư được bắt đầu ngay khi nhà Lý rời đô về Thăng Long và trên nền móng của cung điện Hoa Lư,2 ngôi đền vua Đinh và vua Lê được tạo dựng.Trải qua gần một nghìn năm,kể từ khi kinh đô Hoa Lư trở thành cố đô,phong sương,hoài niệm,những âm thanh của trống hội  Thăng Long vẫn luôn cộng hưởng,hùng tráng,khoan nhặt cùng tiếng trống rước nước ở Hoa Lư để hướng về cội nguồn,thêm đậm đà bản sắc dân tộc. Nhưng giá trị và truyền thống hào hùng của cố đô Hoa Lư luôn sáng mãi trong lịch sử dân tộc,in đậm trong tiềm thức của con người đất Việt hôm nay và muôn đời sau.
 


Sở hữu những giá trị tiêu biểu,ý nghĩa và trường tồn ấy,cố đô Hoa Lư đã được công nhận là di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Quốc gia đặc biệt. Lễ hội Trường Yên cùng cố đô Hoa Lư trở thành một bộ phận quan trọng thuộc quần thể danh lam thắng cảnh Tràng An- được UNESCO công nhận là si sản văn hóa và thiên nhiên thế giới. Năm 2014,lễ hội Trường Yên đã được Bộ Văn hóa Thể thao và du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Trong buổi lễ,Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã một lần nữa trao lại quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Cột kinh phật Chùa nhất trị là Bảo vật quốc gia càng  góp phần khẳng định bản sắc văn  hóa Trường Yên- Hoa Lư trong nền văn hóa dân tộc Việt Nam.
Sau khi dâng hương tưởng niệm tại Đền vua Đinh,vua Lê,Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã đánh trống khai mạc Lễ hội Hoa Lư bắt đầu diễn ra từ ngày 15-17/4 với nhiều hoạt động văn hóa,nghệ thuật và những trò chơi dân gian đậm đà bản sắc dân tộc nhằm tưởng nhớ lại truyền thống vẻ vang của cha ông.
Lễ hội cũng là dịp bày tỏ lòng thành kính,biết ơn sâu sắc đói với công lao to lớn của cấc bậc Tiên Đế và thế hệ cha ông,đồng thời là sự nhắc nhở,động viên con cháu thế hệ hôm nay và ngày mai luôn tiếp tục giữu gìn và phát huy truyền thống ngàn năm văn hiến của quê hương.
 


Thập Bát Công