.
.

Vì Sao Giới Trẻ Trung Quốc Ủng Hộ “Phong Cách Sống Phật Giáo”


Mới đây, một nhà lập trình 40 tuổi người Trung Quốc đã nhảy lầu tự vẫn sau khi bị công ty buộc thôi việc. Tin này đã dẫn đến những cuộc thảo luận sôi nổi trên nhiều diễn đàn trực tuyến về chủ đề áp lực công việc và khủng hoảng trung niên.

Dec-17-B18-H01

(Ảnh minh họa)

Theo các nguồn tin, nhà lập trình viên họ Au đã từng có một sự nghiệp thành công. Sau khi tốt nghiệp Đại học Beihang năm 2003, anh đã gia nhập Huawei – nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới. Vào năm 2011, anh rời Huawei và gia nhập ZTE – đối thủ cạnh tranh của Huawei. Sau đó anh được thăng chức lãnh đạo một nhóm R&D (nghiên cứu và phát triển sản phẩm – ND) và trở thành thành viên của ban quản lý cấp trung.

Không ai biết chính xác điều gì đã khiến anh đi đến quyết định tự sát nhưng có rất nhiều suy đoán liên quan đến stress công việc.

Rõ ràng, nền công nghiệp lập trình cũng giống như trò chơi điện tử chính là nơi mà những người trẻ tuổi giữ vai trò then chốt.

Người lao động trẻ ở lứa tuổi 20 của họ có thể tiếp thu công nghệ mới một cách nhanh chóng, làm việc nhiều giờ liên tục. Ngược lại, những người ở lứa tuổi 30, 40 lại không thể so sánh tốc độ tiếp thu với những đồng nghiệp trẻ và giá của họ càng thấp đối với người sử dụng lao động.

Huawei và ZTE được cho là khá yêu thích sử dụng lao động trẻ. Chẳng hạn, nhiều báo cáo cho thấy Huawei buộc những kỹ sư hàng đầu trên 34 tuổi phải thôi việc nếu họ không được thăng lên cấp quản lý bậc trung.

ZTE cũng ưu tiên bổ nhiệm những người lao động dưới 40 tuổi vào các vị trí quản lý bậc trung. Nói một cách đơn giản thì những ai gần đến 40 tuổi có thể đối diện với “nguy cơ” nếu họ chưa leo lên một vị trí quan trọng nào đó.

Chứng kiến những gì đã xảy ra đối với những người lao động trung niên, người ta cho rằng các thế hệ trẻ hơn ở Trung Quốc, như các bạn trẻ 9x, nên theo đuổi một thái độ thoải mái hơn và không cần phải đấu tranh cho các thành tựu sự nghiệp của mình nữa.

Đối với họ, sự tĩnh tại của tư duy và sức khỏe quan trọng hơn nhiều. Họ được gọi là “những người trẻ tuổi có phong cách sống Phật giáo”.

Dân Nguyễn (Dịch từ EJ Insight)