Thủ tướng Buhtan đã có bài phát biểu trong hội nghị kỷ niệm Phật Đản Liên hiệp quốc ở Thái Lan.
Thủ tướng Bhutan, Tshering Tobgay. (Ảnh minh họa)
Thủ tướng Tshering Tobgay đã phát biểu trong lễ kỷ niệm Vesak của Liên hiệp quốc lần thứ 15 được tổ chức tại Đại học Machulalongkorn Raja (MCU) ở Wang Noi, Ayutthaya, Thái Lan hôm 25/05/2018 vừa qua rằng, là một quốc gia theo Phật giáo Vajrayana, những ảnh hưởng chính của Phật giáo với sự phát triển con người ở Bhutan xuất phát từ hai phía: sự cai trị và đội ngũ lãnh đạo.
Thủ tướng Bhutan đã có bài phát biểu tại phiên toàn thể của hội nghị về Đóng góp của Phật giáo đối với sự phát triển con người. Ông Tshering Tobgay nói, ngày sinh, ngày giác ngộ và viên tịch của Đức Phật đều xảy ra vào tháng thứ hai theo lịch Phật giáo, theo tiếng Sanskrit là “Vaisakha”.
“Phật giáo đã ảnh hưởng rất lớn đển cả hai phương diện cai trị và những lãnh đạo của nó ở đất nước của chúng tôi và thông qua hai khía cạnh này tác động đến sự phát triển con người”, vị thủ tướng phát biểu.
Theo ông, các giá trị của Phật giáo hướng đến môi trường và sự vật đã hình thành ý thức coi trọng tính toàn vẹn sinh thái ở Bhutan. “Trong trường hợp của Bhutan, Phật giáo đã hình thành thái độ của công dân chúng tôi đối với môi trường và động vật. Bhutan là một trong những quốc gia nhỏ nhất thế giới nhưng chúng tôi đã thực hiện một trong những sứ mệnh khó khăn nhất thế giới trong việc bảo tồn. Bhutan là một điểm nóng sinh thái”.
Trong bài phát biểu của mình, Tshering Tobgay chia sẻ rằng, những giáo lý của Đức Phật về đạo đức luân lý tương thích trực tiếp đối với sự phát triển con người.
“Với Phật giáo Vajrayana được tu tập ở Bhutan, những trải nghiệm về bản thân của con người xuất hiện thông qua ba con đường trải nghiệm: thông qua cơ thể, tư duy và phát ngôn”, ông nói. “Các giáo lý của Đức Phật về các hành động ứng xử, hành động lời nói và hành động tinh thần sẽ dẫn chúng ta đến an lạc và bình an – chính là những cơ sở chủ yếu của việc phát triển con người trong Phật giáo Vajarayana. Phát triển con người phụ thuộc vào sự tiến bộ của ba khía cạnh trải nghiệm này”.
Thủ tướng Bhutan cũng phát biểu rằng, Bhutan là một vương quốc Phật giáo Vajraya và cả các tổ chức Phật giáo tư nhân cũng như nhà nước đều rất năng động và có sức ảnh hưởng. “Sự chung tay của người dân và nhà nước dành cho các nhà tu hành là rất mạnh mẽ”, ông phát biểu.
Dẫn ra một cuộc điều tra quốc gia năm 2015, ông cho biết người dân Bhutan dành trung bình 36 phút mỗi ngày để tụng kinh, cầu nguyện và thiền định và con số này đối với những người trên 60 tuổi là 2 giờ 25 phút mỗi ngày. “Người dân dành nhiều thời gian cho các hoạt động tôn giáo như tụng kinh và cầu nguyện khi họ lớn tuổi hơn”.
Dân Nguyễn
(Dịch từ The Nation)