.
.

Myanmar: Kỷ Niệm 9 Năm “Cách Mạng Vàng”


Chín năm trước, vào năm 2007, các tu sĩ Phật giáo ở Rangoon, Myanmar, đã dẫn đầu các cuộc biểu tình đường phố được biết đến với tên gọi Saffron Revolution*.

50-h01

Tranh biếm họa “Tưởng nhớ Cách mạng vàng”, tác giả Harn Lay.

Các lực lượng an ninh của Myanmar đã đánh mất tất cả ý thức “Metta” (hảo tâm – yêu thương) của họ trong phong trào này – cuộc cách mạng xảy ra vào tháng tám và tháng 9 năm 2007.

Mặc dù có nhiều báo cáo cho biết nhiều binh sĩ đã chối bỏ việc phóng hỏa, tấn công các nhà sư nhưng nhiều hành động tấn công hung hãn đã nhằm vào các tu sĩ biểu tình trên các đường phố.

Ngoài ra, chính các quan chức chỉ huy của các lực lượng an ninh Myanmar cũng đã cho biết nhiều thành phần vô chính phủ đã cạo trọc đầu và đóng giả tu sĩ cùng với quân đội tiến vào các tu viện vào đêm khuya để bắt đi nhiều tu sĩ.

Năm nay, 2016, tròn kỷ niệm 9 năm của sự kiện này, trang The Irrawaddy xin đăng tải một bức tranh biếm họa của Harn Lay được công bố lần đầu tiên vào năm 2007 có tên “Tưởng nhớ Cách mạng vàng”.

* Ghi chú:

“Saffron Revolution” nghĩa là “Cách mạng vàng”, từ “vàng” chỉ màu áo tu sĩ. Cuộc cách mạng này ở Việt Nam còn có một số tên gọi khác như “Cách mạng vàng nghệ”, “Cách mạng áo cà sa”…

Theo Giáo hội Phật giáo Việt Nam thì “Cuộc cách mạng áo Cà sa” (tức Saffron Revulotion) do Chư tôn đức tăng già Phật giáo tiến hành nhằm phản đối việc chính phủ [Myanmar] đột ngột tăng cao giá hàng hóa làm cho đời sống người dân khốn đốn. Đây là một thách thức đối với nhà cầm quyền sau cuộc nổi dậy đòi dân chủ năm 1988. Cả hai phong trào phản kháng trên đây đều bị thẳng tay đàn áp. Một cuộc đàn áp bạo lực vào tháng cuối cùng [năm 2007] dập tắt cuộc nổi loạn, với hơn 100 người thiệt mạng. Con số chính thức của chính phủ vào thời điểm đó đưa nạn nhân đếm thấp hơn nhiều.

Dân Nguyễn

(Dịch từ The Irrawaddy)

Theo Pháp bảo