.
.

Vai Trò Của Giảng Sư Trong Các Trường Phái Phật Giáo Liệu Có Khác Nhau?


Liệu vai trò của những người truyền giảng có khác biệt gì không trong các trường phái khác nhau của Phật giáo? Và làm thế nào để người tu học hiểu được những điều này?

28-h01

(Minh họa: Nolan Pelletier)

Một trong những phương diện khác biệt quan trọng giữa những người truyền giảng đó là họ có bao nhiêu quyền hành, sử dụng những quyền hành ấy thông qua cuộc sống và tu tập như thế nào.

Đối với truyền thống Phật giáo Nguyên thủy, giảng sư là những người lớn tuổi hướng dẫn chúng ta, đào tạo chúng ta và truyền cảm hứng cho chúng ta bằng những dẫn dụ theo con đường Bát chánh đạo.

Trong các trường phái Đại thừa, như Zen (thuật ngữ Thiền ở Nhật Bản) hay Chan (thuật ngữ Thiền ở Trung Quốc), các đại sư được sánh với một người có đầy đủ kĩ năng và sức mạnh thực hiện những việc phải làm để chữa lành những căn bệnh tinh thần của chúng ta.

Ở Phật giáo Kim Cương thừa, người truyền dạy được gọi là “guru”. Những guru Mật tông được xem như biểu hiện trí tuệ giác ngộ ở trần gian này vì ích lợi của chúng ta, và thông qua sự tận tâm, chúng ta khám phá ra rằng tâm trí của họ và tâm trí của chúng ta cùng chung một bản chất giác ngộ như nhau.

Những điều này ít nhất là lý thuyết nhưng cá tính và phong cách truyền giảng cũng đóng vai trò quan trọng. Trong tu tập, một người cao tuổi thuộc phái Nguyên thủy có thể quan tâm rất nhiều đến tình trạng của bạn cũng như bất cứ một Thiền sư nào, và những guru Mật tông cũng có thể là hiện thân của hòa nhã.

Dân Nguyễn

(Dịch từ Lion’s Roar)

Theo Pháp bảo