.
.

Phật Giáo Và Hồi Giáo: Những Điều Cần Biết


Mọi tôn giáo đều có định nghĩa riêng, quan điểm riêng cũng như hệ thống giá trị riêng. Tương tự, mỗi tôn giáo đều có những kinh điển riêng, đều sở hữu văn bản, giáo lý, nghi thức và nghi lễ thiêng liêng. Dù giữa chúng có tồn tại nhiều điểm tương đồng thú vị nhưng về cơ bản đức tin là khác nhau.

48-h01

Kinh sách tôn giáo. (Nguồn: Wikimedia)

Mặc dù chúng ta hân hoan và vui vẻ với những điểm chung và các giá trị được chia sẻ, chúng ta cũng không nên quên đi hay bỏ sót những khác biệt bởi lẽ vượt trên những khác biệt mà hiểu lầm phát triển, những rắc rối khó chịu sẽ bùng lên.

Trong ngữ cảnh của sự sống có tính đa nguyên, đối thoại và ràng buộc liên tôn giáo, yếu tố căn bản hàng đầu đó là phải hiểu được một chân lý quan trọng: mọi tôn giáo lý giải và định nghĩa chính mình khác với tôn giáo khác. Con người cần thứ gì đó để tin vào điều có thể đầy trí nghĩ của họ và để đưa họ thoát khỏi hiện thực tẻ nhạt này. Con người cảm nhận được ý thức an toàn trong mối quan hệ thuộc về một thể chế tập thể.

Hồi giáo và Phật giáo được sáng lập hơn 1000 năm trước trong bối cảnh không – thời gian hoàn toàn khác nhau của thế giới. Phật giáo xuất hiện vào thế kỉ thứ 5 trước công nguyên ở Nepal trong khi Hồi giáo ra đời vào thế kỉ thứ 7 ở bán đảo Ả Rập. Phật giáo tin vào kiếp luân hồi trong chánh đạo cũng như không có thượng đế trong khi Hồi giáo tin rằng thượng đế là Đấng toàn năng của con người.

Phật giáo được sáng lập bởi Tất Đạt Đa Gô-ta-ma hay Đức Phật, người đã từ bỏ đời sống hoàng cung của mình để đi tìm nguyên do khổ đau của con người. Khi ngồi thiền dưới gốc cây bồ đề nổi tiếng – nơi Ngài đã ngồi đó nhiều năm – Đức Phật đạt được giác ngộ. Những giáo lý của Đức Phật được quy tụ thành Tứ Diệu Đế: khổ không thể tránh được trong cuộc đời, dục vọng là nguồn cơn của khổ, khổ có thể giải thoát và tồn tại một con đường hữu hiệu để diệt khổ – đi theo những tiêu chuẩn đạo đức của Bát chánh đạo và đạt đến Niết bàn.

Hồi giáo được thành lập bởi nhà tiên tri Muhammad, người nhận được những mặc khải từ thiên thần Gabriel. Những mặc khải này được quy tập trong Kinh Quran – cuốn sách linh thiêng của người Hồi giáo. Hạt nhân của thần học Hồi giáo đó là chỉ tồn tại duy nhất một thượng đế, bất diệt và không thể chia tách và Muhammad là sứ giả cuối cùng của thượng đế – người theo sau các sứ giả khác như Abraham, Moses và Jesus. Những người Hồi giáo tin rằng loài người sẽ được phục sinh vào Ngày Phán xét, và họ sẽ sống với sự ban thưởng hay trừng phạt vĩnh viễn.

Những tín đồ Hồi giáo sống và định hướng cả cuộc đời mình thông qua việc cầu nguyện thượng đế, tụng niệm những lời thánh trong Kinh Quran, đi theo những luật lệ trong đời sống hằng ngày. Tín đồ Hồi giáo cầu nguyện thượng đế và tìm kiếm Ngài vì an lành. Các tín đồ Phật giáo lại không có khái niệm về thượng đế, họ dựa vào chính bản thân mình, dựa vào trí tuệ và những giáo lý của Đức Phật.

Sự khác biệt bản chất giữa Hồi giáo và Phật giáo ở chỗ, Hồi giáo là một thần học chính trị có tính xông xáo, sự nhiệt tâm được thể hiện bởi những người Hồi giáo rất giống với những fan hâm hộ cuồng nhiệt của các đội bóng ganh đua với đối thủ trong những bộ quần áo nhiều màu. Mặt khác, nghệ thuật của chánh niệm được tìm thấy ở Phật giáo chân chính chứ không phải ở tôn giáo. Phật giáo không có mối liên hệ đến một vị thần hay một con người siêu nhiên nào cả mà nó hoàn toàn dựa trên hiện thực, nó tin vào sự khai mở của tư duy.

Dân Nguyễn

(Dịch từ News Gram)

Theo Pháp bảo