.
.

Bạn đọc chia sẻ cách xem phim “Bước chân an lạc”


Tuần qua có nhiều tin tức quan trọng đăng ti trên giacngo.vn được bạn đọc quan tâm và chia sẻ.


Đó là lễ tưởng niệm húy nhật Đức Đệ nhất Tăng thống Thích Tịnh Khiết (1890-1973) tại TP.HCM và cố đô Huế cùng thông tin Hướng tới 35 năm Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM.

Thông tin 10 chư tôn đức Ni Việt Nam nhận giải Nữ giới Phật giáo xuất sắc lần thứ 17 tại Thái Lan cũng đón nhận sự quan tâm và hoan hỷ từ bạn đọc.

buochanal

Bồ-tát đi rồi… của tác giả Thích Trung Hữu cũng là nội dung được bạn đọc chia sẻ nhiều. Theo đó, bạn đọc Trung Cang có ý kiến: “Chư vị Bồ-tát là hình ảnh ẩn dụ, đức tính cao thượng mà mỗi người nên noi theo học tập. Tây phương hay Đông phương Cực lạc cũng chỉ là sự khích lệ tinh thần cho con người. Các pháp môn hiện nay cũng chỉ là phương tiện, nhưng hình như Phật tử cùng một số tu sĩ đã bỏ qua nội dung là thiền tập để đạt trạng thái sáng suốt mà chạy theo hình thức quá nhiều”.

Cùng bàn luận về vấn đề trên, bạn đọc Hong Le nói: “Chúng ta tu theo Phật, theo pháp của ngài, theo sự chỉ dạy của chư Tăng. Chúng ta tin có Bồ-tát là có Bồ-tát. Chúng ta cầu nguyện trong trí tuệ Như Lai chứ không phải trong mê tín. Thiết nghĩ, mang một niềm tin mãnh liệt vào chư Phật, chư Bồ-tát, chư Hộ pháp trong mười phương là điều tất yếu, để chúng ta vững bước trên đường đạo thì không có gì gọi là sai”.

Sau khi phim ớc chân an lạc – Walk with me được công chiếu, nhiều bạn đọc gửi thư, bài cảm nhận phim về tòa soạn. Thông qua bài “Nhiều cảm xúc khi xem phim ớc chân an lạc”, “Thong dong cùng Thiền sư Nhất Hạnh”, ngoài những chia sẻ niềm hạnh phúc an lạc khi xem phim, thì cũng có nhiều bạn đọc chia sẻ “xem phim không hiểu”.

“Walk with me không phải là phim dễ xem với đại chúng. Những ai đã từng đọc nhiều sách của Thiền sư Nhất Hạnh trong một thời gian dài – từ sách dễ, nhỏ gọn trong lòng bàn tay đến sách khó như Người vô sự, từng đến Làng Mai tu tập, từng đọc các du ký Phật giáo của các tác giả phương Tây như Govinda hay David Neel, đặc biệt thực hành thiền định và học Phật thường xuyên thì có thể cảm phim tốt hơn”, bạn đọc Xuân Phượng nhận xét.

Để thực sự xem và cảm nhận về phim trọn vẹn nhất, anh Tâm Thái Không góp ý một số gạch đầu dòng: “Đến rạp thật sớm trước 30 phút, đi xem backdrop về phim và phòng triển lãm thư pháp, sách của Sư ông Thích Nhất Hạnh một cách tĩnh lặng, như thiền hành; Vào rạp sớm, ổn định chỗ ngồi, hít thở, theo dõi hơi thở và quên đi những lăng xăng trong đầu, đừng nghĩ gì cả, chỉ cảm nhận hơi thở vào ra; Tắt thiết bị, những thiết bị có thể ảnh hưởng đến sự tĩnh lặng, hãy tặng cho mình 90 phút không cần phải liên lạc ai, tặng cho mình 90 phút sống trong hạnh phúc trọn vẹn; Không mang đồ ăn, hãy chỉ xem và xem, mang một chai nước để dành nếu khát, còn lại đừng ăn gì cả, vì phim hay nên đừng bỏ phí giây nào của phim; Xem hết lòng, vừa xem vừa theo dõi hơi thở để tránh việc tâm bay đi khắp chốn, hãy xem đến khi dòng chữ cuối cùng của phim vì cho tới tận lúc đó, tiếng chuông tiếng nhạc vẫn đầy ắp năng lượng; Xem cùng người thương, hãy mua vé cho người thương đi xem cùng để tặng năng lượng hạnh phúc cho người mình yêu thương”.

Nhã An tổng hợp