.
.

Vì Sao Tam Bảo Lại “Bảo”?


Vì sao lại gọi Phật, Pháp, Tăng là “Bảo”? “Cứu cánh thừa bảo tính luận” đã đặc biệt thuyết minh cho câu hỏi này: Tam Bảo sở dĩ là “Bảo” đó vì sáu tầng ý nghĩa.


Sept-18-B04-H01 (1)

(Ảnh minh họa)

Một vì hiếm mà có được. Trên thế gian này, thực sự có thể khai mở kho báu này chỉ được mấy người. Dù người người đều có phẩm chất Tam Bảo nhưng thâm tạng bất lộ, dù có dù không, đều không thể thay đổi bất cứ điều gì cho số mệnh của mình.

Hai vì thanh tịnh. Phẩm chất Tam Bảo luôn cách xa tất thảy vô cấu pháp. Tam Bảo có sự khác nhau về hình thức và thực chất, “Tam Bảo luận” có nói với người sau rằng những phẩm chất giác ngộ, giải thoát… trong Tam Bảo là vô cấu, vô lộ.

Ba vì thế lực. Tam Bảo có sức mạnh lớn lao, có thể hóa giải mọi phiền não, muộn sầu. Khi phẩm chất Tam Bảo phát tác tác dụng trong sinh mệnh, phiền nhiễu liền được hóa giải, cũng tựa như hoa tuyết rơi xuống hỏa lò, tức khắc tiêu trừ vô ảnh, mất dấu.

Bốn vì trang nghiêm. Thứ nhất, Tam Bảo có thể tịnh hóa phiền muộn tâm linh. Sạch nhơ của nhân gian là tùy nhân tâm nhơ sạch mà hiển hiện, vì nội tâm chất đầy phiền não, nên thế gian biến thành năm giới loạn ác. Bởi thế, tịnh hóa thế gian không chỉ cần dọn dẹp môi trường, mà còn cần hơn dựa vào sức mạnh Tam Bảo để làm trong dọn sạch nội tâm. Thứ nữa, phẩm chất Tam Bảo ẩn chứa vô lượng công đức, sự nghiêm trang thanh tịnh của quốc sĩ chư Phật thập phương, chính là dựa vào tâm thanh tịnh của Đức Phật, Bồ Tát mà hiển hiện.

Năm vì thắng lợi tối cùng. Bao gồm hai phương diện: Một là, phẩm chất Tam Bảo thực vi thù thắng, thanh tịnh vô lộ; Hai là, chứa đựng sức mạnh hóa giải mọi muộn sầu.

Sáu vì bất biến. Nhân gian hữu vi, hữu lộ, vô số biến hóa và bất ổn định. Quay lại nhìn vào nội tâm, những gì hiển hiện cũng không ngoài những suy nghĩ và dục vọng tán loạn. Vậy nên, sinh mệnh chỉ là thể tổng hợp của hỗn loạn bất an, phiêu bạt bất định. Tuy vậy, trong những tầng diện đa biến, tâm vẫn có tầng diện bất biến, đó chính là phẩm chất Tam Bảo của tâm, biết được tất thảy, bi nguyện vô bờ.

Vì có sáu nội hàm này nên mới gọi là “Bảo”. Tam Bảo về hình thức, như Phật tướng, kinh sách, tăng đoàn, thậm chí bao gồm cả sắc thân của Như Lai, dù đều là “Bảo” thì cuối cũng vẫn không viên mãn, không phải “Bảo” về ý nghĩa rốt cùng.

Chúng ta quy y Tam Bảo, tất phải hiểu chỗ thù thắng rốt cuộc ở đâu, như vậy, mới có thể tín tâm Tam Bảo. Mà tín tâm này, chính là chìa khóa thành công. Nếu không có được tín giải, tâm của chúng ta sẽ trở về chỗ phàm phu, vùng vẫy giữa vô vàn suy nghĩ và dục vọng. Học pháp tất sẽ khó lòng tiến triển.

Dân Nguyễn (Dịch từ ZQFJ)