.
.

Cẩm nang vào đời cho người Phật tử tại gia


Là người mới bắt đầu học Phật hoặc đã học Phật nhưng chưa thấm nhuần Phật pháp chân chính, chúng tôi biên soạn quyển sách nhỏ này, nhằm hướng dẫn cho người cư sĩ tại gia tập sống cuộc đời thánh thiện, theo lời Phật dạy.

Là người mới bắt đầu học Phật hoặc đã học Phật nhưng chưa thấm nhuần Phật pháp chân chính, chúng tôi biên soạn quyển sách nhỏ này, nhằm hướng dẫn cho người cư sĩ tại gia tập sống cuộc đời thánh thiện, theo lời Phật dạy.

Chúng tôi cố gắng trình bày các nguyên tắc này theo sự hiểu biết có giới hạn của mình, sau một thời gian ứng dụng tu học cảm thấy có chút an lạc. Để giúp cho người cư sĩ tại gia thực hiện đúng vai trò và trách nhiệm của mình đối với gia đình người thân và cộng đồng xã hội. Trước tiên, chúng ta cần phải có một niềm tin vững chắc sau khi học hỏi, có tư duy sâu sắc, có quán chiếu chiêm nghiệm như lời Phật dạy sau đây:

Này các thiện nam, tín nữ, khi nghe một điều gì, các vị phải quan sát, suy tư và thể nghiệm. Chỉ khi nào, sau khi thể nghiệm, quý vị thực sự thấy lời dạy này là tốt, lành mạnh, đạo đức, có khả năng hướng thiện, chói sáng và được người trí tán thán; nếu sống và thực hiện theo lời dạy này sẽ đem đến hạnh phúc, an lạc thực sự ngay hiện tại và về lâu về dài, thì lúc ấy quý vị hãy đặt niềm tin bất động và thực hành theo. (Kinh Bộ Tăng Chi, A. I. 188)

Do đó, để trở thành một người Phật tử chân chính, chúng ta cần phải có một thời gian nhất định để tìm hiểu đạo Phật. Người có lòng tự trọng sẽ không ỷ lại vào một thế lực nào khác, những đứa con nên người và thành công trên trường đời thường có chí tự lập cao, ít dựa dẫm vào cha mẹ. Thật vậy, khi đến với đạo Phật chúng ta phải tìm hiểu lời Phật dạytheo cách thức văn, tư, tu. Văn có nghĩa là nghe đọc qua các kinh sách băng đĩa, hoặc nghe chư Tăng Ni chia sẻ Phật pháp, nếu ta chỉ nghe suông theo kiểu người trước làm sao, người sau làm vậy mà không có tư duy, quán chiếu và thể nhập chân lý thì đó là niềm tin mù quáng.

-Để đảm bảo cho người Phật tử tại gia sống đời đạo đức, có nếp sống văn hóa lành mạnh, có hiểu biết chân chính, có trí tuệ phân biệt đúng sai, chánh tà và biết cách làm chủ bản thân với tinh thần vô ngã, vị tha.

-Để thực hành đúng lời Phật dạy nhằm phát huy tinh thần “tốt đạo đẹp đời” phù hợp với mọi tầng lớp trong xã hội, người Phật tử chân chính phát nguyện rộng độ chúng sinh, thắp sáng ngọn đuốc từ bi cứu khổ, nhằm làm vơi bớt nỗi đau bất hạnh.

-Để giúp cho người Phật tử tại gia hiểu rõ lợi ích thiết thực trong việc học hỏi, chiêm nghiệm và ứng dụng vào trong đời sống hằng ngày.

-Người Phật tử chân chính cần thiết lập và xây dựng một Tịnh độ dân gian, trên nền tảng của bản thân, gia đình và xã hội, không nhớ nghĩ quá khứ, không vọng cầu tương lai mà chỉ sống trong giờ phút hiện tại, đây chính là “cực lạc hiện tiền”. Tịnh độ là lòng trong sạch, còn tìm chi cõi Phật ở phương Tây. Chính vì vậy, các tổ thường nói: Ngoài tâm cầu Phật là ngoại đạo, người tu học chân chính nên xem xét, chiêm nghiệm lời dạy này?

Chúng tôi biên soạn quyển cẫm nang vào đời, nhằm góp phần nhỏ vào việc xây dựng ngôi nhà Phật pháp, mong được phát triển bền vững, lâu dài trong hiện tại và mai sau. Với chút lòng thành biết ơn sâu sắc, kính mong chư tôn Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức tăng ni, Phật tử và các bậc thiện hữu tri thức chỉ giáo, để quyển cẫm nang vào đời thật sự có hữu ích cho nhiều người.

                                           Thích Đạt Ma Phổ Giác
Kính ghi

Đò Lèn xưa ghi nhớ bao chiến công.
Hà Trung nay còn đó các anh hùng
.”

Sách này giúp cho người cư sĩ tại gia thấm nhuần đạo đức từ bi và trí tuệ của Phật-đà qua các nguyên tắc sau:                                      

CHƯƠNG I: LÝ TƯỞNG CAO ĐẸP NGƯỜI PHẬT TỬ TẠI GIA

Phật tử chùa Linh Xứng, nguyện noi gương Phật Thích Ca Mâu Ni, dấn thân tu học phước huệ trang nghiêm. Dân tộc nước Việt Nam, phát huy tinh thần mang đạo vào đời, do hai triều đại Lý-Trần sáng lập.

Anh hùng Lý Thường Kiệt khơi nguồn tâm linh mở trang sử mới cho người dân nước Việt. Phật hoàng Trần Nhân Tông đưa đạo vào đời phá trừ mê tín làm rạng rỡ tổ tiên.

Điều 1- Người Phật tử chân chính, trước khi làm gì và đi theo quan điểm của ai, chúng ta cần phải tìm hiểu, suy tư chiêm nghiệm, sau khi thấy rõ lợi ích thiết thực, không làm tổn hại người vật, ngay khi đó chúng ta mới tin và bắt đầu thực hành theo.

Điều 2- Người cư sĩ tại gia sau khi nghe lời Phật dạy, có suy tư quán chiếu xem xét và ứng dụng vào trong đời sống hằng ngày mà cảm nhận được an lạc hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ. Từ đó chúng ta thấy rằng lý tưởng của đạo Phật, giúp cho mọi người trưởng thành trong đạo đức, nhờ nhận thức sáng suốt nên biết cách vượt qua cạm bẫy cuộc đời, ngay khi đó mới phát nguyện làm người Phật tử chân chính.

Điều 3- Người Phật tử nên đến với đạo Phật bằng sự hiểu biết chân chính, tự soi sáng lại chính mình và thấy rằng tất cả mọi hiện tượng sự vật đều nương tựa vào nhau mới bảo tồn sự sống, chính vì vậy chúng ta phải sống đạo đức, tôn trọng luật pháp nhằm góp phần làm trong sạch và an lạc cho mình và xã hội.

Điều 4- Người Phật tử sau khi tiếp nhận lời dạy chân chính Phật-đà, quyết sống trung thành với lý tưởng giác ngộ giải thoát, luôn ý thức gương mẫu làm tròn trách nhiệm đối với gia đình người thân và đóng góp lợi ích xã hội, hộ trì Tam bảo trong hiện tại và mai sau.

CHƯƠNG II: NƯƠNG TỰA TAM BẢO CHÂN CHÍNH

Điều 5- Người Phật tử chân chính nương tựa đức Phật, người thầy dẫn đường giúp cho nhân loại biết cách hướng thượng, từ nay cho đến trọn đời không tu theo Trời, Thần, Quỷ, vật, nhưng vẫn tôn trọng bằng tình người trong cuộc sống.

Điều 6- Người Phật tử chân chính học hỏi lời dạy của đức Phật, nhằm chuyển hóa nỗi khổ niềm đau, thành an vui hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ, thế cho nên từ nay cho đến trọn đời không tu theo các học thuyết tín ngưỡng dân gian có tính cách làm hại người và vật mà vẫn tôn trọng bằng tình người trong cuộc sống.

Điều 7- Người Phật tử chân chính nương tựa Tăng đoàn hòa hợp, những bậc chân tu, truyền bá đúng chính pháp Phật-đà, từ nay cho đến trọn đời không tu theo thầy tà, bạn xấu nhưng vẫn tôn trọng bằng tình người trong cuộc sống.

Điều 8- Người Phật tử chân chính nên có lòng bao dung và độ lượng không kỳ thị chủng tộc, giới tính, màu da, tôn giáo và các ý thức hệ khác v.v… Ngược lại, luôn xây dựng con người thân thiện, có thái độ cởi mở, tôn trọng, và giúp đỡ thế nhân để họ nhận ra chân lý cuộc đời mà biết cách làm chủ bản thân.

Nương tựa Phật pháp chân chính tức là nương tựa ba ngôi báu hay còn gọi là Tam bảo, chính là Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo. Đây là Tam bảo chân chính xứng đáng cho mọi người nương tựa học hỏi và tu sửa, đó là những của báu vô giá không gì có thể làm hư hoại.

CHƯƠNG III: THỰC TẬP VÂNG GIỮ NĂM ĐIỀU ĐẠO ĐỨC

Điều 9- Ý thức được khổ đau do giết hại gây ra, người Phật tử chân chính phát nguyện không sát sinh hại vật dưới mọi hình thức, nhất là sự sống của con người, động vật và thiên nhiên. Phải biết tôn trọng và thể hiện tình thương yêu và bảo vệ sự sống của muôn loài.

Điều 10- Ý thức được sự khổ đau do gian tham trộm cướp gây ra dưới mọi hình thức, người Phật tử chân chính phát nguyện không lấy của không cho, không lường gạt, dối trá, tham nhũng, đút lót, cờ bạc, chứa đồ gian và vay nợ không trả. Phải biết tôn trọng sở hữu tài sản của người khác, thể hiện nếp sống văn hóa đạo đức làm nghề lương thiện và mạng sống chân chính.

Điều 11- Ý thức được sự khổ đau do phá hoại hạnh phúc gia đình mình và người khác, người Phật tử chân chính phát nguyện sống chung thủy một vợ một chồng. Phải biết tôn trọng và bảo vệ hạnh phúc gia đình người khác như là chính hạnh phúc gia đình mình, theo lời Phật dạy.

Điều 12- Ý thức được khổ đau do lời nói dối gạt gây ra, người Phật tử chân chính phát nguyện không nói sai sự thật, không nói lời vô ích, không nói lời mê hoặc để dụ dỗ, không nói lời tục tĩu, cộc cằn, không nói lời chia rẽ, gây hận thù cho nhau. Phải biết giữ chữ tín và tôn trọng sự thật, nói đúng chánh pháp Phật-đà, khi không thể nói thì phải im lặng như đang trong thiền định.

Điều 13- Ý thức được khổ đau do uống rượu say sưa hoặc sử dụng các chất kích thích độc hại có tác dụng hủy hoại sức khỏe, tinh thần, và nhân cách sống của mình như xì ke ma túy và các độc tố khác qua phim ảnh sách báo đồi trị. Phải biết bảo vệ sức khỏe và lòng tự trọng, nhằm giữ gìn nhân cách, thể hiện nếp sống có văn hóa đạo đức, lành mạnh.

Điều 14- Người Phật tử chân chính có một nhân cách sống được người trí tán thán và khen ngợi, đó chính là biết từ bỏ sát sinh hại vật, trước tiên là không được giết người, kế đến là biết hạn chế giết hại từ con vật lớn cho đến các loài nhỏ nhít. Rồi chúng ta không gian tham trộm cướp hay lường gạt của ai, sống chung thủy một vợ một chồng, không nói dối hại người và không uống rượu say sưa và dùng các chất độc hại như xì ke ma túy.

CHƯƠNG IV: CÁCH THỨC THỜ PHẬT BỒ-TÁT

Điều 15- Người Phật tử chân chính thờ phượng hình ảnh tượng Phật, Bồ-tát, A-la-hán và Thánh Tăng để được chiêm bái, học hỏi qua công hạnh độ sinh, không biết mệt mỏi, nhàm chán mà vẫn an nhiên tự tại để làm gương sáng cho cuộc đời, nhằm làm chỗ dựa tinh thần cho bản thân, gia đìnhvà xã hội.

Điều 16- Người Phật tử chân chính, sau khi phát nguyện nương tựa ba ngôi Tam bảo tức Phật, pháp, Tăng thì không tôn thờ các thần linh, quỷ, vật nhưng vẫn tôn trọng bằng tình người trong cuộc sống. Người Phật tử phải biết rõ ràng, không ai có quyền ban phước giáng họa mà chỉ tin vào chân lý nhân quả và cố gắng dứt ác làm lành, để hoàn thiện chính mình.

Điều 17- Người Phật tử chân chính, nên thờ Phật, Bồ-tát trang nghiêm, ở nơi thoáng cao, sạch sẽ, không cao quá 1 m8 để thuận lợi trong việc dọn dẹp, dâng cúng hoa quả, đọc kinh và lễ bái.

Điều 18- Người Phật tử chân chính, nên thường xuyên quét dọn nơi thờ Phật, Bồ-tát trước khi đọc kinh, cúng bái hay lễ Phật phải tắm gội sạch sẽ, ăn mặc tươm tất để thân và tâm được thuần khiết, trong sạch.

Điều 19- Người Phật tử chân chính nên để chuông mõ ngay nơi bàn thờ Phật, Bồ-tát. Không được để kinh sách, và các phương tiện khác một cách tùy tiện làm mất phần trang nghiêm trong việc thờ phượng.

CHƯƠNG V: HỌC PHẬT ĐÚNG PHƯƠNG PHÁP

Điều 20- Người Phật tử chân chính phải nên siêng năng chuyên cần học hỏi, có tư duy, có suy xét, có chiêm nghiệm và biết cách áp dụng  lời Phật dạy. Xem tam tạng kinh điển gồm có kinh, luật, luận là những lời dạy minh triết, là món ăn tinh thần nhằm giúp cho ta biết cách dứt ác làm lành.

Điều 21- Người Phật tử chân chính, nên cố gắng sắp xếp thời gian thuận tiện để đến các trung tâm văn hóa Phật giáo, các lớp giáo lý phổ thông ở các chùa, thiền viện, các buổi thuyết pháp vào ngày sám hối, ngày vía Phật, Bồ-tát.

Điều 22- Người Phật tử chân chính sau khi tu học cảm thấy có an lạc hạnh phúc, nên động viên an ủi, hướng dẫn, khích lệ gia đình người thân và bạn bè mình cùng nhau tham khảo, tìm hiểu, học hỏi và áp dụng thực hành lời Phật dạy vàotrong đời sống hằng ngày, thông qua sự hướng dẫn của Tăng ni.

Điều 23- Người Phật tử chân chính không được phê phán, chỉ trích, chống đối những người tu tập theo các pháp môn khác của Phật giáo. Khi chúng ta thông suốt lời Phật dạy, nên ta phải tôn trọng và biết kết hợp hài hòa với các truyền thống tu tập khác để cho chánh pháp Phật-đà được tỏa sáng khắp thế gian.

CHƯƠNG VI: SINH HOẠT PHẬT PHÁP TRONG ĐỜI SỐNG HẰNG NGÀY

Điều 24- Người Phật tử chân chính nên chọn lựa nghề nghiệp không làm tổn hại người vật và phát huy đời sống đạo đức. Không gì lợi ích riêng tư mà sống trái với luân thưởng đạo lý.

Điều 25- Người Phật tử chân chính có quyền làm giàu, có quyền  tạo ra của cải vật chất, tài sản bằng đôi bàn tay và khối óc của mình, đúng theo lời Phật dạy và phù hợp với luật pháp xã hội.

Điều 26- Người Phật tử chân chính nên có đời sống căn bản điều độ và biết cách gìn giữ thân tâm trong ít muốn, biết đủ, với tinh thần tương thân, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau bằng tình người trong cuộc sống.

CHƯƠNG VII: HIẾU DƯỠNG PHỤNG THỜ CHA MẸ

Điều 27- Người Phật tử chân chính ngoài những trách nhiệm lo cho gia đình người thân và đóng góp xã hội, người conhiếu thảo cần có bổn phận phải chăm lo đầy đủ, vật chất và tinh thần cho cha mẹ.

Điều 28- Siêng năng làm việc để có của cải nuôi dưỡng cha mẹ: Người Phật tử chân chính, trước tiên phải có bổn phận trách nhiệm của một người con đối với cha mẹ, là phải biết làm tăng thêm tài sản của cải, vật chất để nuôi dưỡng cha mẹ bằng đôi bàn tay và khối óc của mình.

Điều 29- Thay thế cha mẹ gánh vác công việc nặng nhọc, con cái chính là sự tiếp nối quan trọng, để duy trì nghề nghiệp, công việc của cha mẹ. Nếu trong gia đình mà không có người kế nghiệp được xem như là một bất hạnh lớn.

Điều 30- Cáng đáng việc nhà, làm tròn bổn phận đối với cha mẹ. Ý thức trách nhiệm, làm tròn bổn phận của một người con hiếu thảo. Thay thế cha mẹ phát triển và mở mang nghề nghiệp thêm lớn mạnh, là nhiệm vụ cao cả của người con.

Điều 31- Giữ gìn truyền thống gia phong tốt đẹp: Truyền thống gia phong là truyền thống đạo đức gia đình, của dòng tộc được giữ gìn và truyền thừa qua nhiều thế hệ tiếp nối. Truyền thống này có thể bao gồm cả những yếu tố tích cực và tiêu cực. Tuy nhiên, truyền thống gia phong ở đây là chúng ta phải hiểu rõ và thấm nhuần những giá trị đạo đức tốt đẹp. Đạo đức tốt đẹp thuần thiện là chất liệu sống, cần phải có trong các mối quan hệ giao tế, trong cách đối nhân xử thế giữa con người và các đối tác xung quanh.

Điều 32- Không tự làm gì khi chưa hỏi cha mẹ và không được trái ý cha mẹ. Bổn phận người làm con khi muốn làm công việc gì cũng phải hỏi ý kiến cha mẹ trước, mục đích để giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình. Đạo Phật không dạy chúng ta phải tin theo các tín ngưỡng lạc hậu, mê tín có tính cách làm tổn hại con người.

Điều 33- Bảo vệ tài sản được kế thừa từ cha mẹ. Tài sản mà cha mẹ để lại bao gồm tất cả những giá trị vật chất lẫn tinh thần. Ngoài ra, việc quản lý, giữ gìn và phát triển tài sản vật chất mà cha mẹ đã để lại cũng là một nhiệm vụ quan trọng đối với con cái. Chúng ta cần phải biết, việc tạo ra tài sản không phải dễ, nó đòi hỏi con người phải có đầy đủ năm yếu tố cơ bản: thứ nhất siêng năng tinh cần, thứ hai là tiết kiệm, thứ ba là không phóng túng hoang phí, thứ tư là khộng trộm cướp của ai và thứ năm là biết giúp đỡ, sẻ chia khi có nhân duyên. Việc tích lũy tài sản đã khó nhưng việc giữ gìn, bảo vệ tài sản đó được tồn tại lâu dài lại càng khó hơn.

Điều 34- Khuyến khích cha mẹ hướng thiện và biết quy hướng về Tam bảo là trách nhiệm của con cái. Con cái có thể báo đáp thâm ân cao cả của cha mẹ qua hai phương diện vật chất và tinh thần. Phận làm con nếu khuyên cha mẹ biết quy hướng Tam bảo, tin sâu nhân quả tu học theo chánh pháp Phật-đà, như vậy mới chân thật đền đáp ân sâu. Có cha mẹ biết đi chùa tin sâu Tam bảo là phước báo lớn cho gia đình người thân. Tu học Phật pháp giúp cho cha mẹ an vui nơi chánh pháp, sống ít phiền muộn về tuổi già, vui hưởng an lạc hạnh phúc hiện tại và mai sau.

Điều 35- Khi cha mẹ qua đời, người Phật tử nên tổ chức lễ tang đơn giản, đúng chánh pháp, để tạo hành trang tái sanh tốt cho cha mẹ.

Điều 36- Người Phật tử nên tổ chức các lễ tưởng niệm cha mẹ vào dịp các tuần thất, một trăm ngày, giỗ hằng năm . . . tại chùa. Trong trường hợp tổ chức tại nhà, người Phật tử nên mời quý Thầy Cô và ban hộ niệm về nhà tụng kinh. Phẩm vật dâng cúng nên thuần chay. Người Phật tử cũng nên tu phước, bố thí, cúng dường Tam bảo, cúng dường Trai tăng để hồi hướng công đức cho cha mẹ.

CHƯƠNG VIII: TRÁCH NHIỆM CHA MẸ ĐỐI VỚI CON CÁI

Điều 37- Người Phật tử khi làm cha mẹ phải có bổn phận thương yêu, nuôi nấng, giáo dục con cái trưởng thành về thể chất, tinh thần, nhân cách, đạo đức; tạo dựng nghề nghiệp và khả năng tự lập cho con cái.

Điều 38- Cha mẹ thương yêu con cái: Mối quan hệ của các bậc cha mẹ trong đạo Phật được đặt trên cơ sở đạo đức, do đó, sự ra đời của con cái không phải nhu cầu thỏa mãn các khoái lạc giác quan thông thường mà còn có tinh thần trách nhiệm. Các bậc cha mẹ xem việc nuôi nấng con cái là nền tảng đạo đức, là trách nhiệm thiêng liêng cao quý, mà ai làm cha mẹ cũng muốn cho con cái mình lớn khôn và trưởng thành.

Điều 39- Cung cấp cho con cái đầy đủ: Cha mẹ có trách nhiệm với con cái là không để chúng thiếu thốn về vật chất và tinh thần. Trên phương diện vật chất, bậc làm cha mẹ phải tùy vào khả năng có được, để lo cho con cái đầy đủ như ăn uống mặc ở cho đến các phương tiện học hành phát triển tài năng, đạo đức và trí tuệ. Trên phương diện tinh thần, cha mẹ phải thường xuyên quan tâm chăm sóc, chia sẻ hỏi han để động viên con cái, vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.

Điều 40- Tạo dựng nghề nghiệp chân chính cho con cái, nhằm đảm bảo an sinh đời sống về lâu dài. Phật giáo luôn lấy nhân quả làm nền tảng để giáo dục mọi người ý thức rằng “nhân quả tốt xấu đều do mình tạo ra”. Đây là phương cách giáo dục vô cùng sáng suốt vì đã loại bỏ yếu tố ỷ lại vào người khác, và phát triển năng lực làm chủ bản thân.

Điều 41- Tìm nơi chốn xứng đáng để dựng vợ gả chồng cho con cái: Trách nhiệm của các bậc cha mẹ ngoài việc giáo dục đạo đức tránh ác làm lành, ổn định nghề nghiệp, mà còn chăm lo đến đời sống lứa đôi cho con cái. Khi con cái đã đến tuổi trưởng thành, việc quyết định đời sống hôn nhân của chúng được quyền lựa chọn theo nhân duyên của mỗi người. Ngoài việc, truyền trao kinh nghiệm trong hôn nhân cho con cái, các bậc cha mẹ còn phải hướng dẫn con cái chọn lựa người bạn đời thích hợp để đảm bảo hạnh phúc gia đình.

Điều 42- Cha mẹ có của cải vừa ý đều giao hết cho con cái: Trách nhiệm thứ năm này mang ý nghĩa pháp lý và tính nhân bản cao, việc truyền trao này bao gồm di chúc và tài sản thừa tự cho con cái. Có nhiều bậc cha mẹ đã không nghĩ tới chuyện này khi còn khỏe mạnh. Do đó, khi nhắm mắt ra đi,  anh chị em tranh giành tài sản do cha mẹ để lại, dẫn đến cảnh tan nhà nát cửa. Chính vì thế, để tránh các tình trạng trên, Đức Phật đã dạy các bậc cha mẹ phải di chúc và truyền lại gia tài khi mình còn sáng suốt và khỏe mạnh, trên tinh thần bình đẳng chia đều cho con cái, không kể là gái hay trai.

Điều 43- Khi con được một tuổi, người Phật tử nên đem con đến chùa làm lễ bán khoán hay lễ khai tâm và ghi vào sổ bộ của bổn tự. Khi con được năm, sáu tuổi, người Phật tử nên dẫn con đến chùa học giáo lý, song song với chương trình thế học. Khi con lên tám tuổi nên hướng dẫn con làm lễ quy y Tam bảo, để con cái chính thức trở thành Phật tử. Cha mẹ phải biết giáo dục khi chúng còn nhỏ, trẻ con từ 3 đến 12 tuổi, mỗi lần đi chùa, chúng ta nên dẫn chúng theo, đến chùa tập cho chúng biết quỳ, biết lạy, biết dâng hương hoa,biết tỏ lòng cung kính đối với đức Phật và chư Tăng, Ni.

Điều 44- Giáo dục con cái khi bắt đầu ở tuổi dậy thì: Chừng 13 tuổi trở đi cho đến tuổi đôi mươi, là tuổi đang tìm hiểu, biết tò mò, học hỏi, tham khảo những điều hay lẽ phải. Bậc cha mẹ hãy nên khuyến khích con cái đi chùa, quy hướng Tam bảo, có niềm tin sâu sắc đối với nhân quả, nhờ vậy con cái sẽ biết tránh ác làm lành mà sống đời đạo đức khi lớn khôn, trưởng thành.

Điều 45- Cha mẹ dạy con khi còn nhỏ từ cách ăn uống, đi đứng, nói năng đều phải theo nguyên tắc kính trên nhường dưới, tin sâu nhân quả, tránh ác làm lành, tin chính mình là chủ nhân của bao điều họa phúc, nhờ vậy con cái khi khôn lớn trưởng thành sẽ biết cách hoàn thiện chính mình.

Điều 46- Người Phật tử nên truyền chất Phật cho con qua các lễ bán khoán, thôi nôi, khai tâm, lễ quy y, lễ cưới, sinh nhật và qua cuộc sống hằng ngày. Dạy con cái ý thức học Phật pháp, đi chùa, lạy Phật, đọc tụng kinh Phật, nghe giảng, ăn chay kỳ, làm phước và tu đức.

Điều 47- Người Phật tử làm cha mẹ không nên ngăn cản con cái nếu chúng có ý thức và muốn xuất gia, làm người tu sĩ chân chính. Trái lại, cha mẹ nên tạo mọi thuận duyên cho con cái mình thành đạt chí nguyện hướng thượng cao cả, trên cầu thành Phật, dưới độ chúng sinh.

CHƯƠNG IX: CHUẨN BỊ ĐỜI SỐNG HÔN NHÂN

Điều 48- Người Phật tử chân chính trước khi tiến đến hôn nhân, trước tiên phải ổn định nghề nghiệp và có khả năng tự lập không ỷ lại vào cha mẹ hai bên, nhằm đảm bảo đời sống về sau không gặp khó khăn và trở ngại.

Điều 49- Người Phật tử chân chính nên có thời gian chín chắn tìm hiểu nhau về lý tưởng sống, tôn giáo, đạo đức, trước khi đính hôn, để đời sống hôn nhân được xây dựng trên tinh thần thương yêu có hiểu biết và trách nhiệm.

Điều 50- Để người bạn đời phù hợp tính tình và cùng chung lý tưởng hạnh nguyện với mình, người Phật tử nên chọn người tu theo đạo Phật. Nếu người bạn sắp cưới theo tôn giáo hay tín ngưỡng khác thì nên thuyết phục người ấy quay trở về với đạo của mình, nếu không thì đạo ai nấy giữ và cùng tôn trọng lẫn nhau.

Điều 51- Trước ngày lễ cưới, người Phật tử chân chính nên đến chùa hay thiền viện, thưa thỉnh thầy bổn sư về việc tổ chức lễ cưới tại nhà chùa và thân mời chư huynh đệ pháp lữ gần xa, cùng gia đình người thân hai họ tham dự.

Điều 52- Trong ngày lễ cưới, hai đàng trai gái phải đến chùa hay thiền viện làm lễ hằng thuận trước sự chứng minh của chư Tăng ni nhằm để nghe lời chỉ dạy quý báu về cách giữ gìn, bảo vệ hạnh phúc lứa đôi, hiếu dưỡng cha mẹ hai bên và trách nhiệm giáo dục con cái.

CHƯƠNG X: MỐI QUAN HỆ TÌNH CHỒNG NGHĨA VỢ

Điều 53- Bên cạnh mối dây huyết thống giữa cha mẹ và con cái, còn có mối quan hệ chồng vợ, quan hệ anh chị em. Về quan hệ chồng đối với vợ phải yêu thương, tôn trọng và chung thủy, quan tâm chăm sóc chu đáo đời sống vật chất lẫn tinh thần, thường tặng quần áo, trang sức cho vợ. Vợ đối với chồng phải thương yêu, kính trọng và trung thành, quản lý tốt nhà cửa, gìn giữ tài sản, sự nghiệp của chồng.

Điều 54- Vợ chồng phải sống tôn trọng lẫn nhau trong thương yêu có hiểu biết và cùng nhau chia sẻ nỗi khổ niềm vui, cũng như an ủi cho những khó khăn và thuận lợi, để đời sống gia đình được ổn định duy trì trong hạnh phúc.

Điều 55- Vợ chồng phải biết thương yêu tôn kính, nhường nhịn lẫn nhau, biết bao dung rộng lượng, biết cảm thông tha thứ và bỏ qua những lỗi lầm của nhau. Khi chồng nóng giận nặng lời thì vợ phải biết nhẫn nhịn và tìm cách lựa lời khuyên nhủ, hoặc khi chồng khuyên bảo hay nói điều gì thì vợ phải biết lắng nghe.

Điều 56- Người Phật tử chân chính hãy quan niệm về tình yêu, hôn nhân vợ chồng sống với nhau vừa có tình, vừa có nghĩa, trong mối quan hệ vợ chồng phải có tình yêu, tình bạn tri kỷ, phải có sự tôn trọng lẫn nhau và có trách nhiệm, bổn phận trong việc sẻ chia niềm vui hay nỗi buồn.

CHƯƠNG XI: TRÁCH NHIỆM CHỒNG ĐỐI VỚI VỢ

Điều 57- Chồng thương yêu vợ được thể hiện qua các phương diện sau: Yêu thương tôn trọng vợ trong bình đẳng, không khinh thường vợ, sống trung thành và chung thủy với vợ, giao quyền hạn cho vợ quán xuyến mọi công việc, mua đồ trang sức tặng vợ vào ngày sinh nhật và kỷ niệm ngày cưới.

Điều 58-Người chồng phải biết thương yêu tôn trọng vợ là chất liệu làm nên hạnh phúc gia đình, do đó chồng phải biết quan tâm nói những lời khen ngợi, về tài năng và đức hạnh của vợ mình. Tôn trọng vợ là biết quan tâm, nói những lời khen ngợi về tài năng và đức hạnh của vợ, biết thương yêu và không khinh thường vợ trên tinh thần bình đẳng nam nữ, không nên coi vợ như người đầy tớ muốn mắng chửi, đánh đập lúc nào cũng được, gây ra cảnh bạo hành trong gia đình.

Điều 59-Người chồng không nên khinh thường và hà hiếp vợ, nghĩa là biết thương yêu và không nên coi vợ như người giúp việc muốn mắng chửi đánh đập lúc nào cũng được, gây ra cảnh bạo hành trong gia đình, như hiện nay chúng ta đã thường thấy.

Điều 60-Người chồng luôn thương yêu quý mến vợ như người bạn và một lòng sống thủy chung, đó là yếu tố chính để bảo vệ hạnh phúc tình yêu lứa đôi. Một gia đình thật sự an vui hạnh phúc là biết san sẻ cho nhau bằng trái tim yêu thương có hiểu biết. Chồng luôn thương yêu, quý mến vợ và một lòng sống thủy chung là yếu tố chính để bảo vệ tình yêu, hạnh phúc lứa đôi. Một gia đình hạnh phúc trên thuận dưới hòa không thể có người chồng lăng nhăng, dan díu với người nữ khác.

Điều 61-Người chồng phải nên tin tưởng và giao quyền cho vợ, vì người phụ nữ thường quản lý, quán xuyến sắp xếp ổn định việc nhà giỏi hơn đàn ông, do đó chồng phải tin tưởng tuyệt
đối giao quyền cho vợ. Nếu người chồng so đo, ích kỷ, hẹp hòi, đưa tiền cho vợ từng bữa thì chẳng khác nào xem vợ mình, như người giúp việc.

Điều 62-Người chồng hãy nên hâm nóng lại tình yêu bằng cách mua đồ trang sức tặng cho vợ mình, nhân ngày sinh nhật, kỷ niệm ngày cưới. Thích làm đẹp và mang đồ trang sức đó là sở thích của người phụ nữ. Việc quan tâm mua đồ trang sức tặng cho vợ là thể hiện mẫu người chồng lý tưởng, giúp cho tình nghĩa vợ chồng luôn được đẹp mãi theo thời gian và tăng thêm phần hạnh phúc.

CHƯƠNG XII: BỔN PHẬN VỢ ĐỐI VỚI CHỒNG:

Điều 63- Người vợ luôn một lòng chung thủy với chồng để được sống yêu thương và hiểu biết. Chung thủy và biết nhường nhịn, cảm thông và biết tha thứ cho nhau là bí quyết dẫn đến hạnh phúc gia đình dài lâu. Thành thật là một đức tính tốt đẹp luôn giúp vợ chồng biết thương yêu, tin tưởng lẫn nhau. Chồng không gian dối vợ, vợ luôn trung thực, thật thà với chồng nên không có sự nghi ngờ.

Điều 64- Biết quán xuyến và xử lý việc nhà một cách tốt đẹp, trong nhà ngăn nắp gọn gàng, ngoài sân trước sau sạch sẻ, cây cảnh thoáng mát hài hòa.

Điều 65- Gần gũi, đối đãi tốt với họ hàng thân thuộc, khách khứa và những người giúp việc thay chồng. Ngoài ra đối với bà con hai họ, phải biết cung kính tôn trọng người lớn, an ủi giúp đỡ kẻ nhỏ và sẵn sàng san sẻ mỗi khi có việc cần thiết.

Điều 66- Người vợ phải biết chi tiêu, mua sắm đúng mức và gìn giữ tiền bạc, tài sản cho gia đình; cẩn thận, siêng năng, tháo vát, vuông tròn trong mọi công việc. Nhờ những yếu tố tích cực trên mà vợ chồng sống với nhau bền lâu cho đến ngày răng long tóc bạc.

Điều 67- Luôn chu toàn tốt đẹp trong mọi công việc, từ việc ổn định nhà cửa, nuôi dạy con cái, tiếp khách và đối đãi bình đẳng với gia đình hai họ.

CHƯƠNG XIII: TRÁCH NHIỆM THẦY DẠY HỌC TRÒ

Điều 68- Giáo lý nhà Phật và đạo lý làm người đều tán dương mối liên hệ thầy trò qua sự biết ơn, để mỗi người chúng ta hình thành nhân cách sống. Mỗi con người hiện hữu ở đời đều do cha mẹ sinh ra, nuôi dưỡng, nhưng sự trưởng thành, lớn khôn, hòa nhập vào cộng đồng xã hội để làm thành cho nhau đều nhờ công ơn giáo dưỡng của thầy, tổ.

Điều 69- Thầy phải gánh vác trách nhiệm thiêng liêng trong việc đào tạo cho gia đình và xã hội những mẫu người hoàn thiện về tri thức, tài năng, đạo đức và nhân cách sống ở học trò. Nhằm mục đích khơi dậy những phẩm chất cao quý và khả năng sáng tạo của thế hệ trẻ trong tương lai, để góp phần làm cho đất nước văn minh, giàu mạnh và an lạc xã hội.

Điều 70- Để tình nghĩa thầy trò được gắn bó, thân thương và trong sáng, nhằm đem lại hoa trái tốt đẹp làm lợi ích cho cuộc đời, thì đòi hỏi tâm ý người dạy cũng như kẻ học, phải thực sự có tình thương yêu chân thật.

Điều 71- Rèn luyện cho học trò theo những đức tính mà mình có. Người thầy ngoài việc chỉ dạy kiến thức, mà còn hướng dẫn về đạo làm người, truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc Việt Nam, được đất nước ta quan tâm, khích lệ. Một người thầy chuẩn mực đạo đức đều phải có cái tâm chân thật. Cái tâm của người thầy chính là thể hiện nhân cách sống đạo đức, thấm nhuần đạo lý nhân quả qua sự chỉ dạy cho học trò vì lợi ích của bản thân, gia đình và xã hội.

Điều 72- Dạy cho học trò khéo giữ gìn thân miệng ý và nhớ kỹ những điều cần thiết để làm hành trang trong cuộc sống.

Điều 73- Dạy cho học trò nắm vững nghề nghiệp đến mức thuần thục. Người thầy có nhiệm vụ hướng dẫn cho người học sau khi thành thạo chuyên môn, phải có ý thức thăng tiến trong lĩnh vực chuyên môn nào đó mà bản thân họ được đào tạo. Tính chuyên môn cao sẽ tạo ra tính bền vững, phát triễn lâu dài trong nghề nghiệp.

Điều 74- Khen học trò đối với bạn bè quen biết. Sự thành công của người học trò sẽ là niềm khích lệ lớn lao đối với người thầy, vị thầy sẽ biết cách tán dương khen ngợi đúng lúc, để động viên an ủi người học trò của mình, đạt được mục đích cao quý.

Điều 75- Một người thầy có hiểu biết và trách nhiệm, luôn có kỹ năng huấn luyện nghề nghiệp cho học trò của mình giỏi trên mọi lãnh vực cuộc sống. Người thầy phải kích thích tính ham hiểu biết, học hỏi, nghiên cứu của học trò bằng sự chỉ dạy khéo léo, nhằm giúp học trò đủ sức thừa kế.

Điều 76-Trong các mối quan hệ cuộc sống thì mối quan hệgiữa thầy và đệ tử, có một vai trò quan trọng nhằm mở mang kiến thức hiểu biết, nâng cao trình độ nhận thức, để sống có nhân cách đạo đức với mọi người. Do đó, người thầy trở thành bậc mô phạm giữa đời, là tấm gương sáng để người học trò học hỏi và ứng dụng vào trong đời sống hằng ngày.

Điều 77-Người thầy ngoài trách nhiệm trao truyền kiến thức đến người học trò mà còn chỉ dạy họ biết thực hành qua ý nghĩ, lời nói và hành động tốt đẹp. Đây chính là bước đi đầu tiên mà người học trò cần rèn luyện để trưởng thành với những đức tính tốt đẹp, đức Phật là vị thầy mô phạm ở đời, giúp cho nhân loại biết cách làm chủ bản thân.

Điều 78-Trong kinh Phật dạy về cách ứng xử giữa thầy và trò qua năm điều thờ kính, phụng dưỡng thầy. Năm điều đó là gì? Một là khéo cung kính vâng lời. Hai là khéo chăm sóc giúp đỡ, hầu hạ thầy mỗi khi cần thiết. Ba là hăng hái nhiệt tình. Bốn là nghề nghiệp giỏi. Năm là hay thờ kính thầy.

Điều 79-Người học trò phải luôn một mực kính trọng người thầy của mình và biết lắng nghe lời thầy chỉ dạy. Người học trò cần phải học tập theo tấm gương đạo đức của thầy, cố gắng rèn luyện trau dồi, nhân cách sống cho phù hợp với đạo lý làm người.

Điều 80-Việc trao truyền tri thức và đạo lý cho thế hệ kế thừa là trách nhiệm của thầy phải biết hướng dẫn đệ tử có nghề nghiệp vững chắc, sống có hiểu biết chân chính để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. Quan trọng nhất, người thầy phải biết rõ khả năng của từng học trò để dạy dỗ. Chính vì vậy, mỗi ý nghĩ, lời nói và hành động của thầy đều là bài học thiết thực về thân giáo, giúp học trò dễ dàng sự nghiệp trí tuệ đạo đức của thầy.

Điều 81- Người thầy có tâm và trách nhiệm thì sau khi dạy dỗ học trò thành tài, cần phải giới thiệu chỗ làm tốt và mở mang phát triển cơ sở mới. Một mặt để học trò có cơ hội trả ơn bằng cách dấn thân và đóng góp sự nghiệp trồng người được hoàn thiện về mọi mặt. Nhất là, khi phát hiện được tài năng của học trò, vị thầy cần gửi học trò đến các bậc thiện tri thức để tham học và được đào tạo thành các bậc hiền tài đức độ. Được như vậy, vị thầy mới làm tròn trách nhiệm của mình trong sự nghiệp trồng người cả hai mặt phước đức vẹn toàn.

CHƯƠNG XIV: BỔN PHẬN NGƯỜI HỌC TRÒ ĐỐI VỚI THẦY

Điều 82- “Tôn sư trọng đạo” là một nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam. Chính vì vậy, các thế hệ người Việt qua mối quan hệ thầy và trò luôn được mọi người quan tâm đặc biệt, tạo nên giềng mối đạo đức, ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống cá nhân, gia đình và xã hội, trong bền vững và lâu dài. Ngày xưa, thầy được xếp trên cả cha mẹ, nếu chúng ta không kính trọng thầy, dù ở bất cứ hình thức nào, thì người học trò ấy chưa làm tròn bổn phận đối với thầy.

Điều 83- Chào thầy khi thầy đến: Sự thể hiện lòng tôn kính khi gặp thầy và chào thầy, chính là hình ảnh người học trò biết tôn kính thầy trong mọi lúc, mọi nơi. Đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” luôn nhắc nhỡ chúng ta biết ơn và đền ơn. Thầy phải tạo dấu ấn lớn trong tâm thức người học trò, trên mọi phương diện và ngược lại người trò phải hết sức tôn kính thầy, nhờ vậy mới tiếp thu hết những lời chỉ dạy của thầy, mà biết cách ứng dụng vào cuộc đời.

Điều 84- Hầu hạ, săn sóc thầy: Kế đến, việc săn sóc thầy như là một trách nhiệm thiêng liêng qua việc “tôn sư trọng đạo”. Việc hầu hạ, săn sóc thầy mỗi khi cần thiết đã trở thành một công việc tự nguyện của người học trò.

Điều 85- Hăng hái học tập theo lời chỉ dạy của thầy. Người học trò cần phải siêng năng hăng hái trong học tập, dù khó cách mấy cũng quyết tâm học cho đến nơi, đến chốn không bỏ cuộc nữa chừng. Đến khi thành tài, người học trò phải biết tôn trọng kính thờ thầy hết lòng.

Điều 86- Tự mình giúp đỡ thầy mỗi khi cần thiết, biết phát huy trau dồi nghề nghiệp mà thầy trao truyền cho mình trở nên tinh xão và thuần khiết. Học trò phải học tập không mệt mỏi, phải lễ độ, kính trọng và biết ơn dạy dỗ của thầy giáo và siêng năng chăm chỉ học hành cho đến nơi tới chốn.

Điều 87- Học trò cần phải học tập trau dồi đạo đức tâm linh nhằm tu dưỡng bản thân, để đền ơn giáo dưỡng của thầy và báo đáp công ơn cha mẹ, nhằm góp phần làm giàu mạnh gia đình và xã hội bằng trái tim có hiểu biết.

CHƯƠNG XV: SỐNG CÓ TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI BẠN BÈ

Điều 88- Bạn bè đến với nhau bằng sự chân thật thành tâm, biết tôn trọng cảm thông, an ủi, san sẻ và giúp đỡ lẫn nhau, để cùng nhau tiến bộ mà góp phần vào an lạc trong cuộc sống.

Điều 89- Người Phật tử nên tìm đến bạn tốt để được học hỏi những điều hay lẽ phải, gặp bạn xấu để chuyển hóa những lỗi lầm, tìm thiện hữu tri thức để giao du; tìm người thua kém để
giúp đỡ, sẻ chia.

Điều 90- Bạn bè phải giữ chữ tín làm đầu, không tính toán hơn thua, cùng nhau rèn luyện nhân cách sống đạo đức, có lý tưởng phục vụ vì lợi ích chung.

Điều 91- Người Phật tử chân chính nên khuyên can, ngăn chặn khi bạn làm điều xấu, sẵn lòng học theo và tùy hỷ khi bạn làm điều tốt, quan tâm giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn; sẵn sàng tha thứ khi bạn vấp phải lỗi lầm và cùng nhau chia vui sớt khổ trên vạn nẽo đường.

CHƯƠNG XVI: MỐI QUAN HỆ BÌNH ĐẲNG GIỮA CHỦ VÀ THỢ

Điều 92- Chủ phải tôn trọng sức lao động, chất xám, nhân cách đạo đức của thợ. Giao việc cho thợ phù hợp với khả năng và sở trường. Chủ phải trả tiền lương, chế độ thù lao và nghỉ ngơi hợp lý. Không được dùng quyền lực để cưỡng bức, bóc lột sức lao động của thợ.

Điều 93- Chủ phải có trách nhiệm thương yêu bình đẳng, săn sóc và chữa trị khi thợ mắc bệnh giống như người thân của mình, bồi dưỡng và giúp đỡ vào những dịp cần thiết.

Điều 94- Thợ phải nhiệt tình, siêng năng làm việc bằng đôi bàn tay và khối óc của mình, khi cần làm thêm giờ thì cố gắng làm tròn trách nhiệm và luôn trau dồi nghề nghiệp đến mức tinh xão.

Điều 95- Thợ phải thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, luôn làm tốt hợp đồng, làm hết việc chứ không làm hết giờ, nhờ vậy đem lại danh tiếng và lợi nhuận cao cho chủ, biết ơn và vui vẻ khi được chủ chia sẻ, giúp đỡ.

CHƯƠNG XVII: TÌNH LÀNG NGHĨA XÓM VÀ QUÊ HƯƠNG 

Điều 96- Người Phật tử nên xem láng giềng như người thân, coi trọng đạo nhân nghĩa, lấy tình thương xóa bỏ hận thù và giúp đỡ nhau khi khó khăn, hoạn nạn.

Điều 97- Người Phật tử chân chính luôn biết ơn và đền ơn, thương người như thể thương chính mình, sống vui vẻ thuận thảo, hòa hợp bằng tình người trong cuộc sống.

Điều 98- Người Phật tử nên xem quê hương là cội nguồn sự sống của dân tộc, là nơi chôn nhau cắt rốn để giúp ta khôn lớn trưởng thành. Người Phật tử luôn nhớ nghĩ đến quê hương,
và luôn gìn giữ nét đẹp văn hóa đạo đức của dân tộc.

Điều 99- Người Phật tử dù ở nơi đâu cũng phải nhớ đến quê hương là cội nguồn thương yêu của bản thân, gia đình và xã hội, nên lúc nào cũng hướng về quê hương. Sống và làm việc vì lợi ích chung, vì sự phát triển lớn mạnh của quê hươngtrong bền vững và lâu dài. Quyết giữ vững tinh thần độc lập, tự chủ và đoàn kết dân tộc. Chuyển hóa định kiến cố chấp bao thủ, nô lệ văn hóa phi đạo đức. Kiên cường đấu tranh chống mọi thế lực đồng hóa, xâm lăng dưới nhiều hình thức. Thể hiện tinh thần dân tộc cao ở khắp mọi nơi, trong khía cạnh của cuộc sống.

CHƯƠNG XVIII: BIẾT ỨNG XỬ TỐT TRONG GIAO TẾ

Điều 100- Khi ứng xử và giao tế trong đời sống xã hội, người Phật tử nên lấy nhân quả làm nền tảng, lấy bát chánh đạolàm chỉ nam soi đường, cùng hòa hợp với nhau để làm tròn trách nhiệm và bổn phận riêng.

Điều 101- Người Phật tử không thấy ai là kẻ thù, chỉ có người chưa thông cảm với nhau mà thôi, nhẫn nhịn nhường trong tình thương yêu tương thân, tương trợ, tương quan, nương nhờ lẫn nhau.

Điều 102- Người Phật tử nên đề cao đức tính từ bi hỷ xả và sống có tình nghĩa với nhau. Không sợ hãi trước mọi thế lực thù địch, sống trung thành và hy sinh cho lẽ phải, đề cao sự an lạc, giải thoát cho mình và người.

Điều 103- Người Phật tử nên từ bỏ điều xấu xa tội lỗi, phát triển điều tốt đẹp và sống có lợi ích cho nhiều người, cùngnhau gắn bó dìu dắt nhau thực hành phương châm “tốt đạo đẹp đời